ClockThứ Tư, 03/12/2014 11:27

Cần cơ chế sòng phẳng

TTH - Nhiều ý kiến cho rằng, nếu chi trả dịch vụ môi trường rừng nên chi trả cho các loại rừng từ rừng tự nhiên cho đến rừng trồng và áp dụng kể cả các đơn vị ngoài lưu vực. Mức chi trả đối với những đơn vị nằm ngoài lưu vực có thể linh động cách tính bằng hệ số thấp hơn so với nhưng đơn vị trong lưu vực. Làm vậy sẽ thể hiện sự quan tâm, động viên, tạo sự bình đẳng đối với thành quả chung trong công tác quản lý bảo vệ rừng.

Bạch Mã là nơi có độ che phủ rừng lớn, cung cấp nhiều dịch vụ từ rừng nhưng không nằm trong các lưu vực được chi trả DVMTR

 

Chờ phê duyệt

Từ năm 2010 đến nay, hơn 30 nghìn ha rừng tự nhiên trên toàn tỉnh đã được giao cho tổ chức, cộng đồng, nhóm hộ và hộ gia đình quản lý bảo vệ. Trong đó, có 73 cộng đồng dân cư thôn được giao 14.131 ha rừng, 160 nhóm hộ được giao 8.732 ha rừng tự nhiên. Cho đến nay, những đối tượng được giao rừng vẫn chưa được hưởng lợi gì từ rừng theo như công sức họ bỏ ra.

Mặc dù Quỹ Bảo vệ Phát triển rừng tỉnh Thừa Thiên Huế được thành lập từ hơn 2 năm nay và việc thu phí dịch vụ môi trường rừng (DVMTR) từ các đơn vị cấp nước, thủy điện đã được thực hiện, nhưng đến nay, ai được chi trả, chi trả bao nhiêu và lúc nào chính thức được chi trả vẫn chưa có đáp án cụ thể.
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Trọng, Chi cục trưởng Chi cục Lâm nghiệp tỉnh, kiêm Giám đốc Qũy Bảo vệ Phát triển rừng cho biết, việc chi trả phí DVMTR bước đầu sẽ áp dụng cho một số chủ rừng nằm trong lưu vực công trình thủy điện A Lưới, Bình Điền, Hương Điền. Vừa qua, đơn vị đã lập đề án hoàn thiện hồ sơ xác định hiện trạng rừng và chủ rừng của 3 lưu vực thủy điện trình UBND tỉnh phê duyệt.
Lúc nào UBND tỉnh phê duyệt đề án này thì việc chi trả DVMTR cho các tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình mới được tiến hành. Kế hoạch phấn đấu đến tháng 12-2014 sẽ nghiệm thu và thực hiện chi trả.
Ông Nguyễn Trọng lý giải, việc xác định, rà soát phải được thực hiện thật kỹ và có sự phối hợp, đối chiếu với thông tin, số liệu cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp từ các Phòng Tài nguyên và Môi trường cấp huyện, bởi chỉ cần sai sót là dễ nảy sinh kiện tụng phức tạp.
Những đối tượng được chi trả DVMTR phải đảm bảo nằm trong diện tích đất lưu vực, diện tích đất có rừng và phải có đủ độ tàn che. Theo kết quả điều tra, tổng toàn lưu vực thủy điện A Lưới, Bình Điền, Hương Điền là 152.800 ha. Trong đó, lưu vực Hương Điền: 68.273ha, Bình Điền: 50.912ha, A Lưới: 33.645ha.
Việc chi trả DVMTR trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ đơn giản hơn một số tỉnh, thành khác, bởi đối tượng được chi trả là hộ gia đình tương đối ít, chủ yếu tập trung vào tổ chức, cộng đồng. Theo hồ sơ xác định chủ rừng, lưu vực Bình Điền có 10 hộ, A Lưới 10 hộ, còn Hương Điền đang tiến hành điều tra, nhưng khả năng số hộ được chi trả sẽ nhiều hơn 2 lưu vực kể trên.
Vừa qua, Công ty TNHH Lâm nghiệp Nam Hòa là đơn vị đầu tiên được Qũy BVPTR tạm ứng cấp 500 triệu đồng. Do sau khi Trung ương cắt chỉ tiêu khai thác rừng tự nhiên, đơn vị gặp không ít khó khăn về kinh phí quản lý, bảo vệ rừng với diện tích hơn 15 nghìn ha rừng tự nhiên nằm trong lưu vực thủy điện. Từ nguồn tạm ứng này, đơn vị đã trang trải để phục vụ tuần tra giữ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng đảm bảo hiệu quả.
Bình đẳng khi chia sẻ lợi ích
Qua tham vấn, nhiều cộng đồng, nhóm hộ nhận rừng đều cho biết, từ khi nhận rừng đến nay, việc hưởng lợi từ rừng được giao chưa có hoặc rất ít, việc tổ chức bảo vệ rừng hoàn toàn dựa vào ý thức, tinh thần tự giác và đóng góp của người dân tham gia. Đây cũng là vấn đề được các cấp, các ngành bàn bạc, tìm giải pháp suốt nhiều năm qua để chủ trương giao rừng, cho thuê rừng đối với các tổ chức, cộng đồng, nhóm hộ, gia đình thực sự hiệu quả. Do đó, chính sách chi trả DVMTR được xem là “cánh tay nối dài”, là cơ chế hợp lý để trả thù lao xứng đáng cho những người trông giữ rừng.
Thực ra, số tiền thu từ các đơn vị thủy điện, cấp nước chưa nhiều và chưa đều đặn, nên mức chi trả DVMTR sẽ không lớn và không phải là nguồn thu nhập để hộ gia đình, cộng đồng dân cư và các tổ chức bảo vệ rừng hoàn toàn dựa dẫm vào. Vì vậy, cơ quan thực hiện chi trả phí dịch vụ này cũng nhiều lần phân tích, tuyên truyền cho người dân và các chủ rừng hiểu rõ nguồn thu và khoản chi trả chỉ đóng vai trò như nguồn kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động bảo vệ rừng và phát triển sinh kế. Để bảo vệ và phát triển rừng hiệu quả, bền vững, việc gắn kết chi trả DVMTR với các chương trình phát triển sinh kế khác hết sức cần thiết nhằm tạo thêm thu nhập bền vững cho các cộng đồng sống phụ thuộc vào rừng.
Tuy việc chi trả chưa được áp dụng, nhưng đã phát sinh nhiều bàn luận. Theo quan điểm của ông Nguyễn Ngọc Dũng, Hạt Trưởng Hạt Kiểm lâm Hương Trà, mặc dù Hương Trà là nơi có 2 lưu vực thủy điện, nên sẽ có nhiều đối tượng chủ rừng được chi trả. Nhưng thực ra, đối tượng nằm trong lưu vực được xem xét chi trả theo đề án không nhiều. Trong khi đó, rất nhiều nơi như Vườn quốc gia Bạch Mã có đến hơn 37 nghìn ha rừng tự nhiên, Nam Đông, Phong Điền, Phú Lộc có độ che phủ rừng rất lớn, đóng góp vào việc cung cấp nguồn nước, cung cấp nhiều dịch vụ đem lại lợi ích từ rừng, nhưng lại nằm ngoài lưu vực và không thuộc diện được chi trả dịch vụ. Điều này vô hình chung sẽ tạo sự bất bình đẳng trong chia sẽ lợi ích rừng.
Bài, ảnh: Hoài Thương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
163 đề tài tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh năm 2024

Sáng 14/4, tại Trường THCS Nguyễn Tri Phương, Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tổ chức lễ khai mạc triển lãm và chấm thi Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh lần thứ XVII, năm 2024. Tham dự có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành cùng giáo viên, học sinh các đơn vị dự thi.

163 đề tài tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh năm 2024
Nâng hạng chỉ số DTI

Những năm qua, Thừa Thiên Huế luôn nằm trong tốp đầu về chỉ số chuyển đổi số. Song năm 2023, qua rà soát, trong Bộ chỉ số chuyển đổi số có nhiều nhóm tiêu chí không đạt bền vững, do vậy cần những giải pháp căn cơ để chuyển đổi số trở thành chìa khóa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Nâng hạng chỉ số DTI
Return to top