ClockThứ Năm, 18/08/2022 21:27

Cần có chiến lược xây dựng, quy hoạch cơ sở dữ liệu

TTH.VN - Dữ liệu đóng vai trò then chốt để quá trình chuyển đổi số (CĐS) thành công. Trong khuôn khổ Tuần lễ CĐS Huế 2022, xung quanh vấn đề này, chúng tôi có cuộc trao đổi nhanh với ông Nguyễn Văn Khoa - Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA).

Ông Nguyễn Văn Khoa - Chủ tịch Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ công nghệ thông tin Việt Nam (VINASA)

- Thưa ông, thực trạng dữ liệu và quy hoạch dữ liệu tại Việt Nam hiện nay như thế nào? Nước ta đã  có những cơ sở pháp lý gì về dữ liệu mở?

Hiện nay, Việt Nam có 10,6 nghìn tập dữ liệu mở. Trong Quyết định số 942/QĐ-TTg ngày 15/6/2021, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021 – 2025". Theo đó, năm 2025, Việt Nam thuộc nhóm 50 nước dẫn đầu về chỉ số dữ liệu mở…

Tại phiên họp của Ủy ban Quốc gia về CĐS, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu tránh mọi tư duy “cát cứ thông tin, số liệu, dữ liệu”.  Trước đó, Văn phòng Chính phủ đề nghị phải tạo nên kho dữ liệu dùng chung giúp người dân, doanh nghiệp tiếp cận dịch vụ công một cửa thuận tiện. Do vậy, việc xây dựng, chuẩn hoá, quản lý, khai thác dữ liệu trên phạm vi quốc gia là rất quan trọng.

Cơ sở pháp lý về dữ liệu mở quy định tại Nghị định số 47/2020/NĐ-CP ngày 9/4/2020 của Chính phủ về  quản lý, kết nối và chia sẻ dữ liệu số. Theo đó, Điều 6 của nghị định này nêu rõ: Cơ quan nhà nước quản lý dữ liệu có trách nhiệm thực hiện hoạt động quản lý, quản trị dữ liệu, đảm bảo sẵn sàng kết nối, chia sẻ cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Dự thảo về Danh mục dữ liệu mở của cơ quan nhà nước ưu tiên triển khai do Bộ Thông tin & Truyền thông biên soạn, đang lấy ý kiến trình Chính phủ phê duyệt.

- Ông có cho rằng, việc không có quy hoạch nền tảng dữ liệu và chia sẻ dữ liệu sẽ tạo nên những khó khăn lớn?

Điều đó sẽ tạo ra những “nỗi đau” lớn. Đối với với chính quyền tỉnh, thành, sẽ không kết nối được với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, dữ liệu chuyên ngành; không khai thác được dữ liệu sẽ dẫn đến khó khăn trong quá trình CĐS.

Cán bộ viên chức sẽ nhập dữ liệu trên nhiều phần mềm dẫn đến mất thời gian, khó quản lý, tra cứu; doanh nghiệp, người dân khó khăn tìm hiểu và tra cứu thông tin. Ngoài ra, thông tin tản mát, không có nguồn chính thống; mất thời gian khi thực hiện  dịch vụ công…

- Theo dõi nền tảng dữ liệu tại Thừa Thiên Huế những năm gần đây, ông đánh giá như thế nào?

Huế chú trọng và đầu tư bài bản, có nhiều hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu. Năm 2020, Huế đứng thứ 2/63 tỉnh, thành phố về chỉ số sẵn sàng cho ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT). Mặc dù vậy, Huế chưa ban hành chiến lược dữ liệu; có ít dữ liệu đăng tải lên cổng dữ liệu mở; dữ liệu tản mát làm giảm hiệu quả khai thác, tái sử dụng; thiếu nền tảng dữ liệu tập trung. Hiện nay, các sở, ngành, địa phương sử dụng nhiều phần mềm, chưa làm chủ dữ liệu. Dữ liệu của tỉnh khai thác chưa quá 5%...

Hệ thống cơ sở dữ liệu là nền tảng để CĐS thành công

- Vậy, giải pháp nào để quy hoạch và khai thác dữ liệu hiệu quả?

Các yếu tố quyết định thành công của cơ sở dữ liệu dùng chung đó là xây dựng chiến lược quy hoạch, khai thác và chia sẻ dữ liệu bằng cơ chế, chính sách quản lý, chia sẻ dữ liệu dùng chung được ban hành, áp dụng và cập nhật thường xuyên; làm giàu dữ liệu, nâng cao chất lượng dữ liệu nguồn bằng cách đẩy mạnh thu thập từ nhiều nguồn, coi dữ liệu là tài nguyên mới. Ngoài ra, phải có danh mục dữ liệu dùng chung; chính sách, quy trình quản lý, tập hợp dữ liệu dùng chung; chuẩn hóa dữ liệu dùng chung; quy định về hình thức, chu kỳ...

Thừa Thiên Huế cần chuẩn hóa dữ liệu bằng cách đưa tiêu chuẩn cấu trúc thông tin, cách thức lưu trữ, chia sẻ giữa các sở/ngành, huyện/thị/thành phố… và giải quyết  bài toán cụ thể cho từng ngành, lĩnh vực của tỉnh; chia sẻ dữ liệu đến đúng các bên sử dụng, đảm bảo nguyên tắc “cần - sống”…

Những giải pháp trên hướng tới mục tiêu chính quyền có nền tảng để quản trị, lưu trữ và đưa quyết định dựa trên dữ liệu; người dân, doanh nghiệp chỉ cần đến một nơi có thể thực hiện tất cả các thủ tục. Dữ liệu của người dân, tổ chức từng khai báo phải được kế thừa, khai thác.

Tôi cho rằng, trước hết sẽ có một số bài toán tiêu biểu cần hướng tới, đó là quản lý đăng nhập tập trung, duy nhất (SSO) cho người dân và doanh nghiệp khi sử dụng các dịch vụ công; cung cấp thông tin tổng quát nhất về tình trạng của mỗi người dân và doanh nghiệp khi giao tiếp với chính quyền; cung cấp các dịch vụ xác thực tập trung cho ng dân và doanh nghiệp khi thực hiện các giao dịch với chính quyền; cung cấp thông tin cơ bản xây dựng các hệ thống thông tin phục vụ quy hoạch, phát triển đô thị; cung cấp thông tin thống kê cho các cơ quan chính quyền phục vụ quản lý điều hành.

- Thời gian tới, phía VINASA sẽ hỗ trợ tỉnh những gì để dữ liệu sẽ là nền tảng thúc đẩy quá trình CĐS

Chúng tôi đề xuất Huế chọn những đơn vị đồng hành có năng lực, am hiểu về chuẩn hóa và tập trung hoá dữ liệu. Đồng thời, sẽ hỗ trợ tư vấn hoạch định quy định, thể chế thí điểm.

VINASA cũng đề xuất cơ quan quản lý tư vấn xây dựng mô hình/quy trình quản trị, thúc đẩy các lĩnh vực dựa trên dữ liệu; cử chuyên gia xác định những vấn đề trọng tâm nhằm giải quyết các bài toán bằng dữ liệu; tổ chức đào tạo, hội thảo về khai phá dữ liệu, phân tích dữ liệu cho các sở, ngành…

Huế nói riêng và các tỉnh, thành trong cả nước nói chung nên cùng doanh nghiệp CNTT bàn bạc, để có hướng tiếp cận phù hợp, nhanh chóng, tạo động lực cho phát triển kinh tế số, xã hội số và đô thị thông minh...

Xin cảm ơn ông!

Lê Thọ (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế được vinh danh Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024

Ngày 13/4, tại Lễ Vinh danh và trao Giải thưởng Sao Khuê 2024 do Hiệp hội phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam - VINASA tổ chức ở Hà Nội, “Nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế” vinh dự được bình chọn là sản phẩm xuất sắc của ngành phần mềm, CNTT Việt Nam và được công nhận đạt Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024 lĩnh vực quản trị, điều hành.

Nền tảng làm việc số tỉnh Thừa Thiên Huế được vinh danh Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2024
Nâng hạng chỉ số DTI

Những năm qua, Thừa Thiên Huế luôn nằm trong tốp đầu về chỉ số chuyển đổi số. Song năm 2023, qua rà soát, trong Bộ chỉ số chuyển đổi số có nhiều nhóm tiêu chí không đạt bền vững, do vậy cần những giải pháp căn cơ để chuyển đổi số trở thành chìa khóa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Nâng hạng chỉ số DTI
Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời

Ngày 10/4, tại Hà Nội, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị tổng kết, đánh giá các hoạt động chuyển đổi số năm 2023 và Kế hoạch hoạt động năm 2024. Với thông điệp “Kết nối- Chia sẻ- Đồng hành”, hội nghị thể hiện sự chỉ đạo mạnh mẽ của Bộ Y tế trong việc kết nối giữa Trung ương và địa phương trong công tác chuyển đổi số y tế.

Chuyển đổi số để tạo điều kiện cho người dân tiếp cận các dịch vụ y tế kịp thời
Chuẩn hóa dữ liệu hộ kinh doanh: Từ số hóa dữ liệu đến quản lý

Việc số hóa dữ liệu hộ kinh doanh không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khi cần tra cứu các thông tin liên quan, mà còn góp phần quan trọng trong công tác quản lý thuế, chống thất thu ngân sách một cách hiệu quả. Để hiểu hơn về công tác số hóa dữ liệu hộ kinh doanh thông qua việc thúc đẩy triển khai chức năng bản đồ số hộ kinh doanh, Báo Thừa Thiên Huế đã có cuộc trao đổi cùng với ông Hoàng Quốc Việt, Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh xung quanh vấn đề này.

Chuẩn hóa dữ liệu hộ kinh doanh Từ số hóa dữ liệu đến quản lý

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top