Thế giới

Cần đạt mức phát thải bằng 0 trong 25 năm để đạt mục tiêu cân bằng năng lượng

ClockChủ Nhật, 21/06/2020 14:38
TTH.VN - Vừa qua, lãnh đạo Tập đoàn Năng lượng khổng lồ BP cho biết, để đạt được mục tiêu cân bằng năng lượng vào năm 2050, từ nay, mỗi năm thế giới phải đảm bảo mức phát thải bằng 0 và kéo dài trong vòng 25 năm.

Tăng trưởng năng lượng xanh toàn cầu giảm lần đầu tiên trong 20 nămASEAN sẽ trở thành trung tâm năng lượng tái tạo mớiCuba phấn đấu sản xuất được năng lượng tái tạo đáp ứng 25% nhu cầuCác tập đoàn Đông Nam Á đầu tư 30 triệu USD vào các dự án tái tạo ở MyanmarEcuador tuyên bố rút khỏi OPEC

Cần tăng cường sự phát triển của năng lượng tái tạo. Ảnh minh họa: TX/Thanh Niên

Được biết, kể từ trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát, một số khía cạnh của xu hướng năng lượng toàn cầu đã và đang đạt mức “đáng khích lệ”.

Cụ thể, năng lượng tái tạo tăng trưởng mạnh mẽ, dẫn đầu là năng lượng gió và mặt trời, chiếm đến 40% tổng mức tăng trưởng của năng lượng sơ cấp ghi nhận hồi năm 2019.

Đồng thời, mức tiêu thụ than cũng giảm lần thứ 4 trong 6 năm. Lần đầu tiên sau 16 năm qua, tổng mức tiêu thụ than chiếm mức thấp nhất trong tổng mức tiêu thụ năng lượng toàn cầu.

Tuy nhiên, Giám đốc điều hành BP Bernard Looney nhận định, năng lượng tái tạo vẫn cần phát triển và tăng trưởng mạnh hơn nữa trong những năm tới để khử Carbon cho ngành điện.

Trong một thông tin khác có liên quan, Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) cho biết thế giới phải cắt giảm lượng khí thải Carbon để đạt mục tiêu phát không phát thải vào năm 2050, từ đó hỗ trợ giới hạn sự nóng lên toàn cầu xuống mức 1,5oC.

Hy vọng này được thúc đẩy bởi sự gián đoạn trong cuộc sống hằng ngày xảy ra bởi các biện pháp hạn chế chống dịch đã và đang mở rộng con đường hướng đến một thế giới Carbon thấp hơn, sạch hơn. Cụ thể, chất lượng không khí ở nhiều thành phố ô nhiễm nhất thế giới đã được cải thiện đáng kể, bầu trời cũng trở nên sạch hơn.

Trước đó, vào tháng 4, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) cho biết trong Bản đánh giá Năng lượng Toàn cầu năm 2020 rằng dự kiến lượng phát thải Carbon của thế giới sẽ giảm 8%, tương đương gần 2,6 gigaton so với thập kỷ trước.

Nếu dự đoán thành hiện thực, đây sẽ là mức giảm phát thải Carbon toàn cầu lớn nhất từ trước đến nay.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đối thoại Chuyển đổi Năng lượng Berlin lần thứ 10:
Thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo

Các quan chức đến từ hơn 70 quốc gia đang nhóm họp tại Đối thoại Chuyển đổi Năng lượng Berlin lần thứ 10, được tổ chức tại thủ đô Berlin của Đức từ ngày 19 - 20/3, để thảo luận về cách thức hiện thực hóa các mục tiêu của Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP28).

Thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo
Ấn Độ có thể trở thành trung tâm toàn cầu lớn về năng lượng tái tạo

Ấn Độ có thể “thúc đẩy đáng kể” quá trình chuyển đổi toàn cầu sang năng lượng sạch hơn, nếu yêu cầu gia nhập Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) của nước này được chấp thuận, Đại sứ Ấn Độ tại Pháp Jawed Ashraf nói với Tạp chí Nikkei Asia trong một cuộc phỏng vấn ngày 16/2.

Ấn Độ có thể trở thành trung tâm toàn cầu lớn về năng lượng tái tạo
COP28: Những cam kết đạt được

Theo tổng hợp của AFP, Hội nghị thượng đỉnh khí hậu của Liên Hiệp Quốc (COP28) đã huy động được một loạt các cam kết tự nguyện trước khi đạt được thỏa thuận cuối cùng mang tính bước ngoặt kêu gọi “chuyển đổi” khỏi nhiên liệu hóa thạch.

COP28 Những cam kết đạt được
Return to top