ClockThứ Tư, 17/07/2019 08:41

Cần đẩy nhanh tiến trình hướng đến bình đẳng giới

TTH - Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hiệp quốc María Fernanda Espinosa tuyên bố với các lãnh đạo bình đẳng giới: Nếu không có sự tham gia và lãnh đạo đầy đủ của phụ nữ, “chúng ta sẽ không có bất kỳ hi vọng nào” để đạt được Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững.

Vị trí của phụ nữ trong các vấn đề toàn cầuG7 cam kết đưa bình đẳng giới trở thành “mục tiêu toàn cầu"

Trao quyền cho phụ nữ tạo nên nhiều tác động tích cực đối với kinh tế và xã hội. Ảnh: Nestle

Mở đầu cuộc thảo luận kéo dài 1 ngày tại trụ sở Liên Hiệp quốc ở New York để đánh giá nỗ lực tốt nhất nhằm phá bỏ rào cản cản trở tiến trình trao quyền cho phụ nữ và để họ tham gia vào quyền lãnh đạo, vị chủ tịch cho biết đây là thời điểm thích hợp để triển khai hành động. Song đáng buồn, hành động vẫn chưa đủ.

Tình hình bất bình đẳng hiện nay được thể hiện trong rất nhiều bối cảnh. Ví dụ, chỉ có 42% các quốc gia trao quyền bình đẳng cho phụ nữ về sở hữu đất đai, chỉ 60% các nước phụ nữ được quyền bình đẳng khi tiếp cận các dịch vụ tài chính. Cùng lúc, khoảng cách về giới thậm chí còn xa hơn đối với phụ nữ sinh sống trong khu vực nông thôn, phụ nữ tàn tật, phụ nữ bản địa và phụ nữ lớn tuổi. Thêm vào đó, không có bất kỳ quốc gia nào đạt được bình đẳng giới hoàn toàn và phụ nữ vẫn tiếp tục phải đối diện với vấn nạn phân biệt đối xử tại mọi vùng miền, khu vực trên thế giới.

Trái lại, phụ nữ tham gia vào quyền lãnh đạo lại tạo nên nhiều tác động tích cực như đạt được ổn định kinh tế, quản lý và đầu tư tốt hơn...

“Trên đây chỉ là ví dụ cho những lợi ích mang tính chuyển đổi, lợi ích xã hội trong việc trao quyền cho phụ nữ”, bà María Fernanda Espinosa nhận định.

Theo đó, sự kiện “Bình đẳng giới và Quyền lãnh đạo của phụ nữ vì thế giới phát triển bền vững” đã đưa ra một lời kêu gọi phù hợp với chủ đề của Diễn đàn chính trị cấp cao về Phát triển bền vững (HLPF) trong năm nay là: “Trao quyền cho mọi người và đảm bảo tính toàn diện và bình đẳng”.

Được biết, Chương trình nghị sự 2030 và Tuyên bố, Cương lĩnh hành động Bắc Kinh đã đề ra những gì cần thực hiện để trao quyền cho phụ nữ và trẻ em gái. Những gì cần thiết lúc này là ý chí chính trị lớn hơn, sự tập trung cao độ vào các hành động thực tế và chuyển đổi nhiều nhất, cũng như nỗ lực mở rộng quy mô và tác động.

Trong một ý kiến khác có liên quan, Phó Tổng thư ký Liên Hiệp quốc Amina Mohammed cho biết, phụ nữ hiểu tường tận về tầm quan trọng của nhân phẩm, bình đẳng và cơ hội cho tất cả mọi người. Do đó, sự lãnh đạo của phụ nữ và bình đẳng giới sẽ mở khóa hàng triệu vấn đề, đem lại hàng nghìn tỷ cho kinh tế... Điều quan trọng cần được nhấn mạnh là sự tham gia bình đẳng của phụ nữ là một quyền dân chủ cơ bản.

Một lần nữa thúc đẩy hành động, vị Phó Tổng thư ký thúc giục: “Tất cả mọi người, chúng ta không thể chờ đợi thêm nữa, thời gian đã hết. Thực sự đã hết”.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xung đột lan rộng trong khu vực ảnh hưởng đến tiến trình hòa bình ở Yemen

Theo phóng viên TTXVN tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi, ngày 15/4, Đặc phái viên Liên hợp quốc (LHQ) về Yemen, ông Hans Grundberg, đã bày tỏ quan ngại về căng thẳng ngày càng leo thang ở Yemen, đồng thời cảnh báo tiến trình hòa bình ở quốc gia Trung Đông này có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, trong bối cảnh xung đột khu vực ngày càng lan rộng.

Xung đột lan rộng trong khu vực ảnh hưởng đến tiến trình hòa bình ở Yemen
Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 24/CĐ-TTg ngày 22/3/2024 gửi các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Thủ trưởng các cơ quan khác ở Trung ương; Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công
Đẩy nhanh tiến độ các chương trình mục tiêu quốc gia

Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giai đoạn 2021 - 2025 về xây dựng nông thôn mới; giảm nghèo bền vững (GNBV); phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển KT-XH, tập trung nguồn lực đầu tư cho các địa bàn khó khăn, góp phần nâng cao sinh kế và cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của người dân.

Đẩy nhanh tiến độ các chương trình mục tiêu quốc gia
Hướng đến mục tiêu trồng 1 tỷ cây xanh

Thừa Thiên Huế triển khai nhiều hoạt động thiết thực hưởng ứng “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ”. Đây cũng là hoạt động khởi đầu cho vụ trồng rừng năm 2024, với mục tiêu cùng cả nước hoàn thành chương trình “Trồng mới 1 tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025”.

Hướng đến mục tiêu trồng 1 tỷ cây xanh
Bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ

Ngày 7/3, Công an tỉnh tổng kết công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ phụ nữ, công tác gia đình và trẻ em năm 2023, phương hướng, nhiệm vụ năm 2024 và gặp mặt Kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.

Bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ nữ
Return to top