ClockThứ Bảy, 07/04/2018 15:42
ĐO ĐẠC, CHỈNH LÝ KHI CẤP SỔ ĐỎ DO PHÁT HIỆN CÓ BIẾN ĐỘNG, SAI SÓT:

Cần định mức phí phù hợp

TTH - Tại cuộc họp trực báo ngành Tài nguyên và môi trường (TN&MT) toàn tỉnh gần đây, nhiều ý kiến tập trung nêu vướng mắc khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (QSDĐ), sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất, trong đó có việc thu phí đo đạc quá cao.

Không phát sinh thêm thủ tục, giảm rủi ro cho người sử dụng đấtCấp GCN quyền sử dụng đất đối với diện tích đất tăng thêmSẽ có “Nghị định sửa nhiều Nghị định” về cấp phép xây dựng

Những năm trước đây, Nhà nước đã đầu tư kinh phí đo đạc, chỉnh lý và lập hồ sơ- bản đồ địa chính có tọa độ khi thực hiện Nghị quyết số 39/2012/QH13 ngày 23/11/2012 với nội dung: “Trước năm 2015 cơ bản hoàn thành việc cấp giấy chứng nhận QSDĐ theo bản đồ địa chính, trích đo bản đồ địa chính tọa độ; bảo đảm kinh phí đáp ứng nhu cầu hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai, thống nhất hệ thống hồ sơ địa chính trên cả nước…”.

Quá trình thực hiện, người dân phản ánh, khi xin cấp sổ đỏ, Văn phòng Đăng ký đất đai (VP ĐKĐĐ) tiến hành đo đạc chỉnh lý và thu phí quá cao.

Cụ thể, tại buổi trực báo ngành TN&MT (quí I/2018), lãnh đạo Phòng TN&MT huyện Quảng Điền phản ánh: Có trường hợp đã có sổ đỏ nhưng do hư hỏng xin cấp lại, cán bộ Chi nhánh VP ĐKĐĐ yêu cầu đo đạc và phải nộp phí hơn 1.500.000 đồng/1 thửa đất chừng 200m2, dẫn đến việc thắc mắc, khiếu nại lên huyện.             

Được biết, có trường hợp sử dụng đất ở ổn định tại đô thị, nông thôn đã qua nhiều lần đo đạc, nhưng nay xin cấp sổ đỏ thì phải đo chỉnh lý và nộp phí đo đạc và thêm phí thẩm định. Các khoản đến 2.500.000 đồng cho một thửa đất 100- 300m2.

Về thắc mắc trên, Giám đốc VP ĐKĐĐ Thừa Thiên Huế cho rằng: Thu phí là theo qui định tại bộ đơn giá ban hành theo Quyết định số 59/2017/QĐ-UBND ngày 11/8/2017 của UBND tỉnh. Việc thu phí có nộp thuế Nhà nước.

Thực tế cho thấy, cùng một thửa đất, Nhà nước đã đầu tư kinh phí đo đạc địa chính, nay người dân phải tốn thêm tiền đo đạc chỉnh lý lại. Và ai là người chịu trách nhiệm về đo đạc nếu có sai khác?

Những năm qua, Nhà nước đã đầu tư nhiều công sức, tiền của để đo đạc lập hồ sơ địa chính, bản đồ địa chính có tọa độ nhưng quá trình triển khai, có trường hợp nhầm lẫn, sai sót. Việc chỉnh lý khi phát hiện sai sót, biến động cần xem xét về lý do từ phía quản lý, để có quy định hướng dẫn cụ thể và mức thu phí hợp tình, hợp lý mà người dân chấp nhận được. Có như vậy, mới đẩy nhanh tiến độ cấp QSDĐ đến từng hộ, từng cá nhân, từng thửa đất nhằm phục vụ quản lý nhà nước về đất đai theo chủ trương của Đảng, Quốc hội và Chính phủ đã nhiều lần quan tâm chỉ đạo.

Từ phản ánh trên, sau hội nghị trực báo, Giám đốc Sở TN&MT đã có Thông báo số 32/TB-STNMT ngày 20/3/2018 chỉ đạo: Phòng Đo đạc, Bản đồ và Viễn thám chủ trì phối hợp với Chi cục Quản lý đất đai và VP ĐKDĐ thuộc Sở TN&MT tổng hợp ý kiến, tham mưu đề xuất xử lý. Đây là tín hiệu vui và tin tưởng người dân sẽ bớt gánh nặng cho người dân khi có nhu cầu cấp sổ đỏ.

Quang Cơ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quản là cần thiết, nhưng theo cách nào?

Tổng cục Quản lý Đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất kiến nghị bổ sung chế tài xử phạt trường hợp đặt cọc, sau đó bỏ cọc để hạn chế tình trạng lợi dụng đấu giá quyền sử dụng đất để đầu cơ, thổi giá.

Quản là cần thiết, nhưng theo cách nào
Bộ Tài chính: Không sử dụng nguồn thu từ đất để trích lập Quỹ phát triển đất

Bộ Tài chính cho biết đã nhận được phản hồi của một số địa phương đề nghị hướng dẫn cụ thể hơn một số nội dung về Công văn số 4507/BTC-QLCS liên quan đến tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển đất để thống nhất trong tổ chức thực hiện. Theo đó, Bộ Tài chính có Công văn số 8114/BTC-QLCS trả lời các địa phương làm rõ thêm cơ sở pháp lý và tổ chức thực hiện.

Bộ Tài chính Không sử dụng nguồn thu từ đất để trích lập Quỹ phát triển đất
Không có căn cứ, người khởi kiện bị thua kiện

Khiếu kiện quyết định hành chính trong lĩnh vực quản lý đất đai, yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng (CNQSD) đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, nhưng không có căn cứ nên người khởi kiện thua kiện.

Không có căn cứ, người khởi kiện bị thua kiện
Return to top