ClockThứ Tư, 24/01/2018 08:23

Cân đối và bình ổn

TTH - Còn hơn 20 ngày nữa mới tết nhưng những ngày này, thị trường hàng tết đã bắt đầu chộn rộn. Có thể nhận thấy điều này ở không khí và màu sắc trên các kệ sản phẩm ở các chợ, các trung tâm thương mại đến chợ các vùng quê, kể cả chợ lẻ trên facebook.

Việc trưng bày và giới thiệu bắt mắt, với rất nhiều tính từ cũng là điều đương nhiên của trong quảng bá các mặt hàng. Tuy nhiên, lắm khi điều đó cũng mang đến sự bối rối ở người tiêu dùng, vì bản thân họ không biết lựa chọn như thế nào. Người mua thường chọn những nơi đã quen, hoặc vào các siêu thị nhưng đa phần cũng chỉ sắm sửa theo cảm tính.

Qua trực quan và qua các phương tiện truyền thông, người dân cũng đã thấy sự xuất hiện của các lực lượng chức năng khi đi kiểm tra thị trường, nhất là tại các chợ đầu mối trên địa bàn. Việc đảm bảo vệ sinh an toàn lương thực – thực phẩm; theo dõi, phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi vận chuyển, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu cũng như các hành vi gian lận thương mại, kinh doanh trái pháp luật... đã được đặt lên hàng đầu để bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Bên cạnh đó là những công việc khác về giá, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết, đo lường, ghi nhãn hàng hóa, quyền sở hữu trí tuệ.

Chỉ thị số 02 ngày 9/1/2018 của UBND tỉnh về tăng cường công tác điều hành, thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường trong dịp tết Nguyên đán đang tới cũng yêu cầu các cơ quan chức năng cũng như chính quyền các địa phương phải chủ động các phương án bình ổn giá, đảm bảo các mặt hàng thiết yếu, xử lý các biến động bất thường của thị trường và chủ động xử lý kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong thực tế theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao để không xảy ra mất cân đối cung cầu, găm hàng, tăng giá cả hàng hóa và dịch vụ làm mất ổn định thị trường. Chỉ thị này cũng ghi rõ, trường hợp vượt thẩm quyền phải kịp thời báo cáo các cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Trên thực tế, việc trà trộn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng vào thị trường, nhất là trong dịp tết khi sức mua tăng cao, nhu cầu của người dân lớn là điều vẫn thường diễn ra. Chính vì thế, ngoài việc người tiêu dùng tự bảo vệ mình, người dân cũng trông mong vào vai trò chuẩn bị nguồn hàng cơ bản, thiết yếu cũng như việc tăng cường giám sát, quản lý cũng như có ngay những giải pháp xử lý, chế tài khi phát hiện những hiện tượng không lành mạnh để ổn định các nguồn cung cầu.

Cân đối và bình ổn giá cả, mặt hàng mỗi dịp tết là công việc định kỳ. Thế nên việc vận hành, quản lý như thế nào để có hiệu quả, chất lượng cũng là một cách để người dân đánh giá về năng lực, nghĩa vụ thực thi của các cơ quan chức năng.

Nguyễn Anh Dân

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cân đối lượng gạo xuất khẩu và tiêu dùng trong nước

Tổng cục Ngoại thương Ấn Độ vừa ra thông báo về việc cấm xuất khẩu tất cả các loại gạo trắng thường (phi Basmati). Nguyên nhân là Ấn Độ lo ngại về nguồn cung gạo cùng với giá lương thực trong nước tăng cao. Chính sách này dự báo sẽ tác động lớn đến thị trường thương mại gạo toàn cầu, tạo ra khoảng trống thị trường tiềm năng cho các quốc gia xuất khẩu gạo, trong đó có Việt Nam.

Cân đối lượng gạo xuất khẩu và tiêu dùng trong nước
Thị trường bình ổn trong & sau Tết Nguyên đán Quý Mão

Bên cạnh chợ đầu mối Phú Hậu, từ mùng 2 Tết, trên địa bàn tỉnh có siêu thị GO! Huế mở cửa trở lại cùng một số chợ dân sinh có vài quầy hàng bán lấy ngày. Điều này giúp nhu cầu về thực phẩm, hàng thiết yếu của người tiêu dùng không bị gián đoạn cục bộ.

Thị trường bình ổn trong  sau Tết Nguyên đán Quý Mão
Bình ổn thị trường, ngăn chặn ngộ độc thực phẩm

Tăng cường hậu kiểm an toàn thực phẩm (ATTP); triển khai đợt cao điểm tổng kiểm tra chấp hành pháp luật về giá là 2 nội dung chính vừa được Sở Công thương và Cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh quyết liệt triển khai, thời gian từ đây cho đến cuối năm.

Bình ổn thị trường, ngăn chặn ngộ độc thực phẩm
Return to top