Thế giới Thế giới
Cần gấp 7,7 tỷ USD để giúp các nước nghèo sống sót trước biến thể Delta
TTH.VN - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đang kêu gọi 7,7 tỷ USD – khoản tiền mà các quan chức cho rằng là cần thiết để giúp các quốc gia có thu nhập thấp hơn tồn tại qua đợt dịch hoành hành bởi biến thể Delta bằng cách cung cấp vaccine, máy thở và thúc đẩy hành động chăm sóc y tế.
- » WHO: Các nước giàu không nên đặt hàng vaccine tiêm nhắc lại khi chưa thực sự cần thiết
- » WHO: Nếu may mắn, chúng ta có thể kiểm soát được đại dịch vào năm 2022
- » WHO: Biến thể Delta sẽ thống trị thế giới trong những tháng tới
- » WHO: Số ca nhiễm COVID-19 mới tại Indonesia cao nhất thế giới trong tuần trước
- » Biến thể Delta đứng sau sởi về khả năng lây nhiễm
Các quốc gia nghèo đang cần sự trợ giúp để đối phó và chống lại biến thể Delta của COVID-19 đang lây lan. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+
Tiến sĩ Bruce Alyward, Cố vấn cấp cao của Tổng Giám đốc WHO cho biết, nguồn quỹ này sẽ được gửi đến ACT Accelerator – Chương trình Hợp tác toàn cầu tiếp cận công cụ ứng phó với COVID-19 của WHO.
Theo Tiến sĩ Bruce Alyward, số tiền này là cần thiết để trang trải một phần cho khoản thiếu hụt lên đến 16,8 tỷ USD vốn đang cản trở khả năng của WHO trong việc chống lại đại dịch lây lan tại các nước đang phát triển – những quốc gia có ít khả năng, hoặc không có khả năng tiếp cận với vaccine.
Trong khi đó, Tiến sĩ Mariangela Simao, trợ lý Tổng Giám đốc WHO về tiếp cận thuốc, vaccine và dược phẩm nhấn mạnh: “Bên cạnh vấn đề về đạo đức, nhiều người có thể giữ được mạng sống nếu có sự hỗ trợ của công nghệ. Chúng ta không thể chỉ loại bỏ dịch bệnh ở riêng lẻ một quốc gia nào. Công nghệ sẽ giúp ích cho nhân loại nói chung. Chúng ta cần phải giúp các quốc gia xích lại gần nhau hơn. Nếu không, chúng ta vẫn sẽ phải chung sống lâu dài với đại dịch, lâu hơn so với những gì cần thiết”.
Được biết, các quan chức của WHO đã đặt mục tiêu đến tháng 9 tới sẽ tiêm chủng cho ít nhất 10% dân số toàn cầu, ít nhất 40% vào cuối năm nay và 70% vào giữa năm sau. Hiện một số quốc gia trên toàn thế giới vẫn chưa bắt đầu chiến dịch tiêm chủng của mình, trong khi các nước giàu có hơn như Mỹ và Israel đã tiêm chủng đẩy đủ cho hơn ½ dân số quốc gia.
Trong một thông tin có liên quan, Tiến sĩ Bruce Alyward cho biết, người dân ở các nước nghèo hơn khi có biểu hiện sốt hoặc một số triệu chứng khác hiện vẫn chưa có các thiết bị xét nghiệm để xác định đó là do COVID-19 hay bệnh gì gây ra, chẳng hạn như do sốt rét, lao, viêm phổi hay HIV. Ngoài việc cung cấp các liều vaccine, khoản hỗ trợ cũng bao gồm cả việc xét nghiệm COVID-19, cung cấp oxy và khẩu trang.
Trước đó, WHO cho biết họ đã kêu gọi 7,7 tỷ USD để vận hành ACT Accerlerator, cùng lúc yêu cầu thêm 3,8 tỷ USD để mua 760 triệu liều vaccine COVID-19 để giao cho các nước cần dùng đến vào năm tới.
Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)
- Hàn Quốc nỗ lực giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn gây ra (09/08)
- Mỹ cam kết tăng cường đầu tư vào khu vực Thái Bình Dương (09/08)
- Ăn trái cây và rau củ tốt cho môi trường hơn so với ăn thịt và pho mát (09/08)
- Kỷ niệm 55 năm thành lập ASEAN: Quảng bá văn hóa ASEAN tại Mexico (09/08)
- Mexico hạn chế sản xuất bia do khủng hoảng nguồn nước (09/08)
- ASEAN: Nhiều thành tựu trên chặng đường 55 năm phát triển (8/8/1967-8/8/2022) (08/08)
- Tây Ban Nha đảo ngược quyết định, công nhận hộ chiếu xanh tím than của Việt Nam (08/08)
- Lãnh đạo Myanmar chia sẻ nhân dịp kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập ASEAN (08/08)
-
Hàn Quốc nỗ lực giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn gây ra
- Ăn trái cây và rau củ tốt cho môi trường hơn so với ăn thịt và pho mát
- Chính phủ Hàn Quốc sẽ tăng hạn ngạch lao động nước ngoài
- Lãnh đạo Myanmar chia sẻ nhân dịp kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập ASEAN
- RCEP đóng vai trò quan trọng vào chiến lược phục hồi của khu vực
- Cuba: 17 lính cứu hỏa mất tích trong vụ cháy kho dầu tại Vịnh Matanzas
- Tàu nước ngoài vận chuyển ngũ cốc đầu tiên đến Ukraine kể từ tháng 2
- Mỹ phát hiện virus bệnh bại liệt trong nước thải ở thành phố New York
- Giá ngũ cốc giảm khi chuyến tàu đầu tiên chở ngũ cốc rời cảng Ukraine
- Bồ Đào Nha, Pháp chống chọi với cháy rừng nghiêm trọng
-
Tuyên bố về Biển Đông là cách tốt nhất hướng đến hòa bình và an ninh trên vùng biển
- Vương quốc Anh cam kết tăng cường hợp tác với Đông Nam Á
- Ra mắt sáng kiến giúp các thành phố châu Á đạt mục tiêu về khí hậu
- Công nghệ giúp xử lý vấn đề rác thải thực phẩm ở Đông Nam Á
- Trung Quốc nới lỏng quy định đối với các chuyến bay có ca mắc COVID-19
- Thái Lan có thể trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới
- ASEAN kiến nghị giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hòa bình
- Giá ngũ cốc giảm khi chuyến tàu đầu tiên chở ngũ cốc rời cảng Ukraine
- Đầu tư toàn cầu vào năng lượng tái tạo lập kỷ lục mới
- Tầm quan trọng của tăng cường hợp tác kinh tế xanh ASEAN-Hàn Quốc