ClockThứ Hai, 16/09/2013 05:48

Cần giải pháp cụ thể cho từng nghề

TTH - Ngày 12/9, UBND tỉnh tổ chức cuộc họp để nghe báo cáo về dự thảo đề án quy hoạch phát triển nghề và làng nghề trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2020, định hướng đến 2025. Theo dự thảo đề án, các chỉ tiêu về tổng giá trị sản xuất, giải quyết việc làm, xử lý chất thải, tỷ lệ cơ giới hoá... đều đã được đặt ra. Tuy nhiên, điều nhiều người quan tâm là cần có giải pháp phát triển cụ thể cho từng ngành nghề, bởi mỗi ngành nghề có đặc trưng riêng và cái khó của mỗi ngành cũng rất khác nhau.

Ngành nghề truyền thống ở Thừa Thiên Huế được hình thành và phát triển gắn liền với lịch sử phát triển của vùng đất Thuận Hoá - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế, với hàng trăm nghề truyền thống, tạo ra những giá trị mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc, bản sắc văn hoá Phú Xuân - Huế. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, nhiều nghề thất truyền, nhiều nghề đang dần mai một bởi không còn phù hợp hoặc không cạnh tranh được với các sản phẩm công nghiệp tiện dụng, giá rẻ. Thực tế, có nhiều nghề truyền thống tuy rất độc đáo, nhưng sản phẩm không còn thích ứng với cuộc sống hiện đại sẽ rất khó phát triển, mọi nỗ lực để khôi phục, phát triển sẽ là sự lãng phí không cần thiết. Chẳng hạn, nghề nón lá cách đây hơn chục năm có mặt ở khắp các vùng quê, nhưng nay ngày càng thu hẹp dần và tương lai sẽ là nghề để hoài niệm. Hoặc có nghề nổi tiếng nhờ các sản phẩm truyền thống độc đáo, nay du nhập công nghệ mới, sản phẩm mới, làm mất đi giá trị truyền thống và sản phẩm lại na ná, nhưng thua xa các sản phẩm cùng nhóm được sản xuất từ các làng nghề truyền thống khác... Điều này tôi đã thấy ở làng gốm Phước Tích.

Thực tế hiện nay, nghề và làng nghề của tỉnh đa số có quy mô nhỏ lẻ, sản phẩm hàng hóa còn đơn điệu, chưa có nhiều mặt hàng có giá trị kinh tế cao, giải quyết đầu ra cho sản phẩm nghề còn hạn chế; lao động tại các làng nghề và nghề đơn giản, thiếu thợ giỏi, trình độ điều hành và nắm bắt thị trường còn thấp. Bởi vậy, để khôi phục và phát triển làng nghề có hiệu quả, cần khảo sát, đánh giá đúng hiện trạng, xu hướng, khả năng phát triển. Trên cơ sở đó, phân loại nghề cụ thể nào cần bảo tồn, nghề nào cần khôi phục, nghề nào cần đầu tư phát triển để tập trung nguồn lực đầu tư có hiệu quả. Đây là việc làm có ý nghĩa vô cùng quan trọng, quyết định đến sự phát triển của các ngành nghề nói riêng và quá trình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương nói chung.
 
Trong nỗ lực chung bảo tồn phát triển làng nghề, nghề truyền thống, thời gian qua tỉnh có nhiều chủ trương, chính sách về khôi phục, phát triển ngành nghề và làng nghề truyền thống như: ưu tiên quy hoạch và đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật các cụm TTCN- làng nghề trên địa bàn các huyện; hỗ trợ lãi suất sau đầu tư; đào tạo, nhân cấy nghề; hỗ trợ kinh phí tham gia hội chợ, triển lãm hàng thủ công mỹ nghệ, TTCN và du nhập nghề mới; tôn vinh nghệ nhân, tổ chức các hội thi sáng tác mẫu mã mới hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ du lịch và xuất khẩu, phong tặng danh hiệu nghệ nhân... Bên cạnh đó, nhiều cơ sở sản xuất mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đổi mới mẫu mã sản phẩm, tìm kiếm thị trường. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập hiện nay, việc xây dựng thương hiệu làng nghề và liên kết sản xuất là vấn đề rất cần thiết. Có lần trò chuyện, anh Nguyễn Lương Bảy, Giám đốc Trung tâm Khuyến công cho hay, các làng nghề thường nêu khó khăn về đầu ra cho sản phẩm, nhưng khi có khách hàng đặt mua một vài công-tơ-nơ thì lại không có hàng. Vì vậy, trong chiến lược đầu tư phát triển nghề truyền thống cần tập trung nguồn lực đầu tư cho các nghề, các đơn vị, sản phẩm có thị trường và có thể sản xuất hàng loạt, mang tính công nghiệp.   
Hoàng Giang
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày 25/4/1954: Liên quân Việt - Lào chặn đánh địch trên đường rút quân

Để có lực lượng tiếp viện cho chiến trường chính Điện Biên Phủ đang bị nguy cấp, ngày 25/4/1954, địch cho binh đoàn cơ động số 1 cùng 3 tiểu đoàn lẻ và 1 tiểu đoàn pháo theo đường 12 rút về thị xã Thà Khẹt (Lào). Nhưng trên đường rút quân chúng bị Trung đoàn 18 cùng lực lượng vũ trang Lào chặn đánh.

Ngày 25 4 1954 Liên quân Việt - Lào chặn đánh địch trên đường rút quân
Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30/4/1975 của Việt Nam

Ngày 30/4/1975, ngày Việt Nam hoàn toàn thống nhất là một sự kiện vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam và lịch sử thế giới, điều phối viên Trung tâm nghiên cứu Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ quốc tế Đại học quốc gia La Plata, Argentina, ông Ezequiel Ramoneda khẳng định.

Học giả Argentina ca ngợi chiến thắng 30 4 1975 của Việt Nam
Thăm và tặng quà cho các gia đình chiến sĩ Điện Biên

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), ngày 24/4, UVTV Tỉnh uỷ, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Huế Phan Thiên Định cùng lãnh đạo thành phố đã đến thăm và tặng quà cho các gia đình chiến sĩ, thanh niên xung phong trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thăm và tặng quà cho các gia đình chiến sĩ Điện Biên
Return to top