ClockThứ Sáu, 23/08/2019 13:52
Nguy cơ mất an toàn, an ninh nước:

Cần giải pháp dài hơi - Bài 2: Đầu tư hạ tầng, công nghệ

TTH - Trước thách thức từ biến đổi khí hậu, nguồn nước đang bị đe dọa, việc đầu tư hạ tầng, công nghệ là giải pháp đảm bảo cấp nước an toàn và an ninh nước.

Cần giải pháp dài hơi – bài: 1: Nước nguồn khan hiếm

Thi công tuyến ống truyền tải nước tại Nam Đông

Hạ tầng thông minh 

Ông Trương Công Nam, Chủ tịch HĐQT HueWACO khẳng định, việc thực hiện dự án ADB (vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á) là bước tiến lớn trong lĩnh vực cấp nước Thừa Thiên Huế. Theo đó, khi hoàn thành, tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ có được một hạ tầng kỹ thuật cấp nước thông minh, đồng bộ, bền vững và hiệu quả; cấp nước an toàn, đảm bảo an ninh nước sạch cho trên 90% dân số vào năm 2020 (trên 1,05 triệu người).

Dự án có tổng mức đầu tư 104,4 triệu USD, trong đó vốn vay ADB là 81,54 triệu USD, gồm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1, có tổng mức đầu tư là 44,46 triệu USD; trong đó, vay ADB là 35,16 triệu USD lắp đặt 730km đường ống truyền tải và phân phối D1.200~50 cho 5 vùng cấp nước (Nam Đông, A Lưới, Chân Mây, thành phố Huế và vùng phụ cận). Giai đoạn 2 với tổng mức đầu tư là 60,3 triệu USD; trong đó, vốn vay là 46,38 triệu USD để xây dựng 3 NM Vạn Niên 120.000 m3/ngđ, Hương Vân 30.000 m3/ngđ, Lộc Bổn 30.000 m3/ngđ và 160km đường ống.

Đến nay, giai đoạn 1 của dự án đã thi công hoàn thành 686,95km/700km (98,1%), đưa vào khai thác 630,65km/700km (90,1%) đường ống truyền tải và phân phối trên toàn tỉnh. Tăng áp lực cấp nước cho trên 225.000 đấu nối (900.000 người tương đương 86% dân số toàn tỉnh), giảm 31 trạm tăng áp cục bộ; mở rộng cấp nước cho 31 phường, xã với trên 88.000 người ở vùng sâu vùng xa, nhất là các xã nghèo bãi ngang, ven biển.

Triển vọng đầu tư nhà máy Vạn Niên

Ông Nguyễn Mạnh Tuấn, Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Cấp nước Thừa Thiên Huế thông tin, trên cơ sở tính toán nhu cầu thực tế 2015-2018, 6 tháng đầu năm 2019 và hệ số sử dụng nước theo mùa của Thừa Thiên Huế, bình quân tháng dùng nước cao nhất sẽ gấp 1,5 lần tháng thấp nhất. Công ty dự báo nhu cầu sử dụng nước giai đoạn 2019-2021 sẽ tăng 5,5%/năm, 2022-2035 tăng 2,5%/năm.

Với tổng công suất thiết kế tạm thời hiện nay là 200.000 m3/ngđ, việc ngưng vận hành các NM ở hạ lưu có chất lượng nguồn suy giảm như Dã Viên, Hòa Bình Chương, Điền Môn, Phú Bài,... tổng công suất sẽ giảm 28.550 m3/ngđ, chỉ còn lại 171.450 m3/ngđ (bao gồm Quảng Tế 1 50.000 m3/ngđ). Nếu không kịp thời xây dựng NM Vạn Niên 120.000 m3/ngày (GĐ 1: 60.000 m3/ngđ) sẽ xảy tình trạng thiếu nước nghiêm trọng. Cụ thể, năm 2019 sẽ thiếu 77.409 m3/ngđ và đến năm 2023 con số này sẽ nâng lên 117.168 m3/ngđ không đảm bảo cấp nước bền vững an toàn.

Ông Trương Công Nam lý giải thêm, bên cạnh việc thiếu công suất xử lý, một yếu tố rủi ro nghiêm trọng khác cũng sẽ ảnh hưởng đến hệ thống cấp nước tại khu vực TP. Huế và phụ cận. Hiện, dung tích bể chứa bền vững tại 4 NM Quảng Tế 1, 2, Tứ Hạ, Phú Bài chỉ 17.300 m3, đáp ứng khoảng 2,5 giờ cho nhu cầu sử dụng, thấp hơn nhiều lần so với tiêu chuẩn của Hàn Quốc, Nhật Bản (48 giờ).

Các nhà máy phải hoạt động liên tục, nếu gặp sự cố phải ngưng vận hành trong thời gian dài sẽ dẫn đến thiếu nước cấp ra mạng, nguy cơ mất an ninh nước luôn thường trực.

Chủ tịch HĐQT HueWACO khẳng định, giải pháp lâu dài, an toàn và bền vững nhất là đầu tư nhà máy Vạn Niên. Với công suất 120.000 m3/ngđ, bể chứa 40.000 m3 và bể chứa tạo áp 60.000 m3 ở đồi Quảng Tế 3 sẽ nâng tổng sức chứa an toàn bền vững của khu vực Huế lên 117.300 m3, tăng thời gian chứa nước từ 2,5h lên 18,5h (2019), nâng cao độ an toàn, an ninh nước. Khi đưa nhà máy vào vận hành sẽ thay thế các nhà máy không an toàn, chất lượng nước không đảm bảo, đáp ứng nhu cầu dùng nước của vùng cấp nước TP. Huế, Hương Trà, Quảng Điền, Hương Thủy và Phú Vang.

Tuy nhiên, hiện nay công tác giải phóng mặt bằng của dự án nhà máy xử lý nước sạch Vạn Niên 120.000 m3/ngđ và bể chứa nước sạch Quảng Tế 3 (60.000 m3) vẫn chưa hoàn thành; chưa tổ chức đại hội cổ đông để triển khai nên dự án không thể hoàn thành để đưa vào khai thác vào năm 2020 theo quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch cấp nước tỉnh Thừa Thiên Huế đến 2020, tầm nhìn 2030 của UBND tỉnh.

Theo ông Nam, việc chậm trễ thực hiện dự án Nhà máy xử lý nước sạch Vạn Niên không những gây mất an toàn, không đảm bảo an ninh và nhu cầu nước cho TP. Huế, thị xã Hương Trà, Hương Thủy và 2 huyện: Quảng Điền, Phú Vang mà còn tác động bất lợi, làm giảm hiệu quả dự án cấp nước Thừa Thiên Huế giai đoạn 1 vay vốn ADB trước mắt cũng như lâu dài. Công ty rất mong sự chung tay của chính quyền, các sở ngành đẩy nhanh tiến độ các thủ tục thực hiện dự án, góp phần hướng tới xây dựng hệ thống cấp nước thông minh, bền vững, đảm bảo an ninh nước.

Nhà máy Dã Viên có công nghệ tiên tiến, hiện đại với bể lắng lọc thông minh chất lượng, bể tiếp xúc than hoạt tính sinh học hiện đại, điều khiển tự động, tổng bể chứa 100.000m3. Cùng với hệ thống cấp nước hiện có và các tuyến ống của dự án ADB sẽ giúp Thừa Thiên Huế có được hệ thống cấp nước đồng bộ, hoàn chỉnh, góp phần quan trọng thực hiện thành công mục tiêu cấp nước cho trên 90% dân số toàn tỉnh (2020), đáp ứng yêu cầu cấp nước an toàn và ngon, đảm bảo an ninh nước đến 2030, tầm nhìn 2050.

Bài, ảnh: Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

Các biện pháp phòng, chống được triển khai đồng bộ, có hiệu quả nên đến thời điểm này, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) chưa xảy ra. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, tái bùng phát dịch bệnh GSGC.

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm
Một công đôi việc

Thời tiết đang chuyển mùa với nóng, lạnh, nồm ẩm đan xen nên nguy cơ mắc bệnh và lây lan dịch bệnh trên vật nuôi là rất cao. Theo thông tin mới nhất, dịch cúm gia cầm H5N1 đang xuất hiện tại một số tỉnh thành phía Bắc và phía Nam; cùng với một số dịch bệnh khác trên đàn vật nuôi vẫn đang tiềm ẩn.

Một công đôi việc
Ứng phó nguy cơ dịch cúm gia cầm

TS. Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cảnh báo, trên địa bàn tỉnh hiện nay có nhiều nguy cơ xảy ra dịch cúm gia cầm (DCGC) nếu chủ quản, thiếu chủ động trong triển khai các biện pháp ứng phó.

Ứng phó nguy cơ dịch cúm gia cầm
Sớm lắp đặt đèn tín hiệu giao thông tại ngã tư qua xã Phong An

Rất nhiều người dân quan tâm phản ánh, lãnh đạo huyện Phong Điền vừa đề nghị ban, ngành chức năng sớm lắp đặt đèn tín hiệu giao thông tại ngã tư trên QL1A qua xã Phong An (Phong Điền). Đây là khu vực dễ xung đột giao thông trên QL1A với các đường mới vào các khu dân cư của xã Phong An, Phong Hiền tại Km806+250 đến Km806+450.

Sớm lắp đặt đèn tín hiệu giao thông tại ngã tư qua xã Phong An

TIN MỚI

Return to top