ClockThứ Hai, 02/11/2020 14:21

Cần giám sát kỹ vấn đề an toàn hồ đập và trồng bù rừng

An toàn hồ đập thuỷ điện, trồng bù rừng là những vấn đề được các đại biểu Quốc hội đặc biệt quan tâm, đặc biệt là sau khi miền Trung phải chịu vô vàn thiệt hại trong đợt mưa lũ vừa qua.

Ba nhóm chính sách nhằm khắc phục bất cập, hạn chế của Luật Phòng, chống ma túyBắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIVThảo luận về KT-XH và tiến hành chất vấn, trả lời chất vấn trong tuần đầu của đợt họp thứ 2Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIV: Hầu hết các loại tội phạm nghiêm trọng đều giảm

Rừng phòng hộ ven biển bị sóng lớn cuốn trôi ở tỉnh Thừa Thiên-Huế. (Ảnh: Đỗ Trưởng/TTXVN)

Sáng 2/11, sau khi nghe Tờ trình về chủ trương chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện Dự án hỗ chứa nước sông Than (tỉnh Ninh Thuận) và dự án hồ chức nước Bản Mồng (tỉnh Nghệ An) các đoàn đại biểu Quốc hội đã thảo luận tổ về một số nội dung; trong đó các vấn đề liên quan đến an toàn hồ đập thuỷ điện, trồng bù rừng nằm trong số những nội dung được nhiều đại biểu quan tâm.

An toàn hồ đập thủy điện là vấn đề lớn

Thời gian qua, nước ta đã phải chứng kiến nhiều cơn bão đổ bộ vào miền Trung với tần suất cao, mức độ mưa và thời gian lưu bão rất lớn tại các địa phương. Câu chuyện ứng phó với biến đổi khí hậu trên cơ sở bảo đảm an toàn hồ đập thuỷ điện, hồ chức nước, hồ thuỷ lợi… rất quan trọng, nhận được sự quan tâm của Chính phủ và các bộ, ngành bởi đây vấn đề lớn.

Theo số liệu thống kê, cả nước có 429 công trình thuỷ điện đưa vào vận hành khai thác, với dung tích khoảng 56 tỷ m3, chiếm 86% tổng dung tích hồ chứa nước trên địa bàn cả nước. Trong số này, chúng ta đã có đầy đủ quy định trong việc quản lý nhà nước bảo đảm an toàn hồ đập thuỷ điện cũng như vận hành của công trình hồ thuỷ điện cũng như quy trình vận hành liên hồ.

Để cụ thể hoá Luật Phòng, chống thiên tai đã có Nghị định số 114/2018/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa nước; trong đó quy định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, trong đó có Bộ Công Thương, Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường... liên quan đến nội dung vận hành của công trình hồ thuỷ điện cũng như quy trình vận hành liên hồ, vận hành thương mại hồ thuỷ điện.

Trên thực tế, các bộ, ngành đã có hướng dẫn các địa phương trong quản lý trong lĩnh vực này. Hiện có 401/401 (đạt tỷ lệ 100%) chủ đập thực hiện đúng quy định báo cáo hiện trạng an toàn hồ đập cũng như quá trình bảo trì, kiểm tra, sửa chữa. Hồ đập do các bộ, ngành quản lý cũng đều được kiểm tra thường xuyên.

Trong đợt bão lũ vừa qua, các ngành chức năng cũng đã cử đoàn kiểm tra tại các địa phương như Quảng Trị, Quảng Bình và Thừa Thiên Huế. Kết quả kiểm tra cho thấy tất cả hồ đập thuỷ điện đều bảo đảm an toàn hồ đập; vận hành hồ, thực hiện quy trình xả lũ đơn hồ, liên hồ theo đúng quy định pháp luật...

Một số thông tin cho rằng các hồ đập miền Trung xả lũ, gây ngập hạ lưu là không chính xác. Qua số liệu quan trắc và khí tượng thuỷ văn, tại Quảng Nam, hồ thuỷ điện Đắk Mi 4 có lưu lượng lớn với những thời điểm đỉnh lũ nước về hồ lên đến 17.000 m3/s (ngày 28/10). Nhưng nhờ dung tích hồ có khả năng điều tiết cắt lũ và trữ nước cắt lũ nên đã giúp cắt lũ hơn 55%, nếu không đỉnh lũ về sẽ ngập trắng hạ lưu.

Việc xả lũ tiếp tục kéo dài trong các ngày 29 và 30/10. Lượng xả nước mức độ thấp nên chống lũ hiệu quả cho hạ lưu, mặc dù vẫn có một số điểm ngập lụt.

Ngoài ra, thời tiết cũng bộc lộ tính dị thường cực đoan với mức độ mưa và lượng mưa quá lớn. Thời gian qua, có khu vực miền Trung đạt đỉnh từ 2.000-3.000 mm với lượng lưu bão lâu và mưa lớn liên tục tại khắp khu vực miền Trung. Do đó, những khu vực địa chất yếu xảy ra hiện tượng đất lở gây hậu quả thương tâm như Rào Trăng 3, Trà Leng… gây thiệt hại lớn cả về người và tài sản.

Về nguyên nhân ảnh hưởng đến môi trường từ hoạt động kinh tế-xã hội, vẫn cần phải đánh giá kỹ hơn về các công trình giao thông, thủy điện, công cộng, dân sinh... Cần khẳng định, tính dị thường cực đoan của thời tiết cực kỳ quan trọng, ảnh hưởng đến môi trường đến địa phương và thiên tai, lũ lụt.

Trước mắt, Bộ Công Thương cũng đã có báo cáo về an toàn hồ thuỷ điện và các vấn đề thuỷ điện, đồng thời tăng cường phối hợp với các cơ quan để kiểm tra công trình lớn theo đoàn kiểm tra liên ngành.

Tính toán kỹ việc trồng bù rừng khi thực hiện dự án hồ chứa

Nói một cách tổng thể, việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án các hồ chứa nước liên quan đến rất nhiều vấn đề như: hệ thống truyền tải điện, hồ thủy lợi… Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là các yêu cầu liên quan đến đất rừng.

Tại tỉnh Ninh Thuận, dự án hồ chứa nước sông Than có liên quan đến một số xã như Hoả Sơn, Ma Nới… Dự án này có ý nghĩa rất quan trọng bởi sẽ cấp nước tưới cho 4.500 hecta đất canh tác, cấp nước sinh hoạt cho khoảng 20.000 hộ dân vùng hạ lưu và cấp 24 triệu m3/năm cho các ngành kinh tế khác, cấp nước bổ sung cho các hồ chứa nước Lanh Ra, Tà Ranh và Bầu Zôn, đồng thời cắt giảm lũ cho khu vực hạ du.

Năm 2016, do tình hình hạn hán xảy ra nghiêm trọng dẫn đến nhu cầu cấp bách của việc chống hạn, Dự án hồ chứa nước sông Than được đưa vào bố trí kế hoạch vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2017-2020. Năm 2017, tỉnh Ninh Thuận phê duyệt điều chỉnh dự án đầu tư với tổng mức đầu tư 855 tỷ đồng.

Tại khu vực này, nước sinh hoạt thậm chí còn không đủ chất lượng, khiến cuộc sống hàng ngày của người dân rất khó khăn, chưa tính đến hoạt động lao động sản xuất. Nếu không có hồ thì khu vực này dễ trở thành một "vùng đất chết."

Trên thực tế, chủ trương liên quan đến việc chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác để thực hiện dự án các hồ chứa nước có một nội dung quan trọng là trồng bù rừng. Yêu cầu này rất rõ ràng và các địa phương cũng sẵn sàng thực hiện.

Tuy nhiên, vẫn còn một số địa phương lúng túng trước yêu cầu về kinh phí, khoản phải nộp vào ngân sách để bảo đảm cho việc trồng bù. Trong khi đó, việc trồng bù không phải là đơn giản bởi còn hàng loạt câu chuyện liên quan như: trồng ở đâu, trồng cây gì và bao giờ trồng...

Trước đó, việc xây hồ chứa nước Ka Pét (tỉnh Ninh Thuận) đã được Quốc hội thông qua, nhưng việc trồng bù rừng đến bây giờ vẫn chưa xác định được địa điểm trồng. Tình huống này được ví như câu chuyện tiền bỏ trong két nhưng không sử dụng thì rất lãng phí hoặc nếu trồng không đúng cũng không đáp ứng được yêu cầu.

Ngay từ khâu triển khai đã gặp khó khăn nên các dự án hiện nay cần phải đi vào cốt lõi liên quan đến việc trồng bù rừng. Vấn đề đặt ra là kế hoạch và thời gian thực hiện phải cụ thể, rõ ràng. Khi đã có chủ trương cho làm hồ chứa nước, cần chú trọng tiến độ trồng rừng và thời hạn thực hiện xong để bảo đảm không lãng phí nguồn vốn, phát huy hiệu quả đầu tư công. Nếu để chậm trễ sẽ lại thành vấn đề bức xúc.

Theo TTXVN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kiểm tra, giám sát để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực

Một trong những giải pháp quan trọng mà Ban Thường vụ Tỉnh ủy đặt ra là, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác kiểm tra, giám sát (KTGS) để ngăn ngừa, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (PCTN, TC) ngay từ sớm, từ xa, tránh bị động...

Kiểm tra, giám sát để phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực
Nâng cấp mở rộng lên 4 làn xe mới đảm bảo khai thác tuyến cao tốc Cam Lộ- La Sơn

Ngày 16/3, Đoàn giám sát của Quốc hội về chuyên đề “Việc thực hiện Nghị quyết số 43/2022/QH15 ngày 11/01/2022 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và các Nghị quyết của Quốc hội về một số dự án quan trọng quốc gia đến hết năm 2023” do Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải làm trưởng đoàn đã đi khảo sát tình hình thực hiện dự án Đường Hồ Chí Minh đoạn Cam Lộ - La Sơn và La Sơn - Túy Loan (cao tốc đi qua Quảng Trị - Huế - Đà Nẵng).

Nâng cấp mở rộng lên 4 làn xe mới đảm bảo khai thác tuyến cao tốc Cam Lộ- La Sơn
Gắn việc sắp xếp, tổ chức bộ máy với tinh giản biên chế

Ngày 1/3, Đoàn ĐBQH tỉnh do Phó trưởng đoàn Nguyễn Thị Sửu làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát, làm việc với Sở Nội vụ về Nghị quyết 19 thực hiện chính sách, pháp luật về đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) giai đoạn 2018 - 2023.

Gắn việc sắp xếp, tổ chức bộ máy với tinh giản biên chế
Đảm bảo mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét trong cả nước vào năm 2030

Ngày 23/2, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương tổng kết công tác phòng, chống sốt rét, ký sinh trùng, côn trùng năm 2023; triển khai kế hoạch năm 2024 và thúc đẩy loại trừ sốt rét ở Việt Nam”. Đầu cầu Thừa Thiên Huế có đại diện Sở Y tế, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, TTYT Phong Điền, Nam Đông, A Lưới.

Đảm bảo mục tiêu loại trừ bệnh sốt rét trong cả nước vào năm 2030

TIN MỚI

Return to top