ClockThứ Ba, 04/05/2021 14:36

Cần gột loại kịp thời

TTH - Bắt đầu từ Bảo tàng Hồ Chí Minh, chúng tôi đi dọc con đường ven sông Hương xuôi về phía Trường Tiền.

Những kỷ vật tái hiện lịch sửThấp thoáng một sự tâm huyết

Cảnh tượng khó coi trong một lần đến chơi ở công viên Dã Viên

Người anh họ từ Đà Nẵng ra ở lại ít hôm có việc, buổi sáng, anh rủ tôi đi một vòng vừa thể dục vừa để chiêm ngắm đường đi bộ dọc 2 bờ sông Hương mà theo anh là rất nổi tiếng nhưng chưa một lần được tận thấy. Trúng cuối tuần rảnh rỗi, tôi vui vẻ thắng bộ giày vớ, may ô, quần soọt và dẫn anh đi.

Bắt đầu từ Bảo tàng Hồ Chí Minh, chúng tôi đi dọc con đường ven sông Hương xuôi về phía Trường Tiền. Anh xuýt xoa trước khung cảnh quá tuyệt vời, rợp mát cây xanh, đầy hoa thơm cỏ lạ và bản hòa ca của những loài chim đang nô đùa, nghiên ngó kiếm mồi trên các tàng lá…

Rẽ xuống và tiếp tục đi theo cầu gỗ lim một quãng, đến cầu Phú Xuân, tôi dẫn anh theo bậc cấp đi lên và vượt sang bờ bắc để tiếp tục khoe với anh tuyến đường phía bên kia của Huế. Đang hào hứng, anh chợt nhíu mày khi thấy dưới gầm cầu phía bắc, một người đàn ông vẫn đang còn treo màn ngủ mê mệt. Qua vị trí được chọn và cảnh tượng chung quanh, đoán rằng đó là nơi “thường trú” từ rất lâu rồi của người đàn ông này.

Tất nhiên chỉ một thoáng thôi, còn sau đó, anh lập tức lại bị cuốn hút bởi cảnh quan quá tuyệt vời của tuyến đường ven con sông nổi tiếng xứ Huế. Tôi thuyết minh thêm để anh biết, con đường này đang trên đà nối lên tận Thiên Mụ. Ở phía bên kia bờ nam sẽ là lên tận Long Thọ. Và nơi cồn Dã Viên kia, cũng sẽ là một công viên văn hóa, sinh thái trong nay mai để phục vụ người dân, du khách thưởng ngoạn. Anh ồ à liên tục, vẻ vừa thán phục vừa tự hào vì Huế cũng là quê hương anh…

Buổi bộ hành thể dục-tham quan kết thúc bằng một cử điểm tâm cà phê sáng. Anh tỏ ra rất vui, rất hào hứng và ước mơ giá như nơi anh sống cũng có được một không gian như thể để mà được thỏa thích hít thở dạo bước một sáng mỗi chiều. Hẹn với tôi, chắc chắn lần sau rồi lần sau nữa có trở lại Huế, anh sẽ không bao giờ bỏ qua sự trải nghiệm tuyệt vời như vậy.

Tâm huyết và sự đầu tư đã thực sự làm cho cảnh sắc Huế chuyển biến đến thần thoại. Các công viên, gầm cầu vốn một thời là nơi “ái ngại” nhất, bây giờ lại là nơi thu hút du khách và công chúng nhiều nhất. Nhưng cảnh chiếc màn cũ kỹ với thân thể một người đàn ông gầy guộc say ngủ bất chấp mọi thứ xung quanh ở gầm phía bắc cầu Phú Xuân cứ lởn vởn trong đầu làm tôi cứ bức rứt khó chịu như mình có lỗi với khách. Mà cũng không phải chỉ có một trường hợp như vậy. Trong công viên Quốc Học-Hai Bà Trưng, vẫn thường thấy một người đàn bà cứ tha thẩn nằm ngồi, lấy công viên làm nơi thường trú. Hay như tại công viên Dã Viên miệt ga Huế, khu vực gầm cầu hay trong các nhà ngắm cảnh của công viên này thỉnh thoảng đi thể dục ngang qua vẫn thấy có người còn say ngủ; hoặc có lúc đã rời đi nhưng chăn chiếu, áo quần cũ vẫn xả lại rất luộm thuộm, bẩn thỉu khó coi…

Những người trên là ai? Có thể là người vô gia cư, lang tháng cơ nhỡ; cũng có thể là người bị bệnh tâm thần, thậm chí có thể là đối tượng nghiện. Tuy chỉ là một vài trường hợp đơn lẻ, nhưng lại làm hỏng mất bức tranh vốn dĩ rất dễ thương của các công viên, đường dạo xứ Huế. Bên cạnh đó còn gây cảm giác khó chịu, thậm chí một chút bất an cho người dân và du khách. Rất cần thiết phải “trả” các đối tượng về đúng địa chỉ của họ như các trung tâm bảo trợ xã hội, trả về cho địa phương và gia đình quản lý, hoặc các nơi nuôi dưỡng trẻ mồ côi, lang thang cơ nhỡ (nếu đối tượng là trẻ em)… Tất nhiên, làm việc này cần phải có sự hỗ trợ của lực lượng cảnh sát, công an, chứ riêng các anh chị công nhân quản lý và bảo vệ công viên cây xanh thì chắc là khó và không hiệu quả, không bền vững.

Huế đã đầu tư nhiều tâm lực tạo tác bức tranh đô thị tuyệt mỹ, để bức tranh đó tiếp tục hoàn thiện thì những “vệt bẩn”, “vết loang” dù nhỏ cũng rất cần được phát hiện và gột loại kịp thời.

Bài, ảnh: Thượng Bích

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Di chuyển hàng ngàn hiện vật về nơi mới

Hàng chục ngàn hiện vật với rất nhiều chất liệu, kích thước thuộc Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế đang được đóng gói một cách cẩn thận chuẩn bị cho việc dời về địa chỉ mới ở số 268 Điện Biên Phủ, TP. Huế.

Di chuyển hàng ngàn hiện vật về nơi mới
Giới thiệu hơn 100 hình ảnh, tư liệu, hiện vật tiêu biểu về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh

“Đại tướng Nguyễn Chí Thanh - Nhà lãnh đạo chiến lược, người chỉ đạo thực tiễn xuất sắc của cách mạng Việt Nam” là nội dung trưng bày chuyên đề do Bảo tàng Lịch sử phối hợp với Bảo tàng Đại tướng Nguyễn Chí Thanh và Phòng giáo dục - Đào tạo huyện Quảng Điền tổ chức tại Trường THCS Ngô Thế Lân sáng 14/3.

Giới thiệu hơn 100 hình ảnh, tư liệu, hiện vật tiêu biểu về Đại tướng Nguyễn Chí Thanh
Điển hình về học và làm theo Bác

Chi hội Nông dân (HND) tổ dân phố (TDP) Thạch Bình, thị trấn Sịa, huyện Quảng Điền là một trong những điển hình về học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Bằng những việc làm cụ thể, thiết thực, các hội viên trong Chi HND TDP Thạch Bình đã từng bước khẳng định mình; góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.

Điển hình về học và làm theo Bác
Du xuân ở bảo tàng

Ngoài các điểm du xuân vui nhộn, trang trí đẹp mắt, những năm gần đây một trong những điểm đến vào dịp Tết Nguyên đán được nhiều người tìm tới đó chính là bảo tàng. Bảo tàng vì thế cũng mở cửa xuyên Tết để phục vụ nhu cầu thưởng lãm nghệ thuật của công chúng.

Du xuân ở bảo tàng
Hiệu lệnh năm Thìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đến năm Giáp Thìn này, Chủ tịch Hồ Chí Minh “đi xa” vừa tròn 55 năm (1969 - 2024). Ở Thừa Thiên Huế, người có vinh dự được gặp Bác Hồ nhiều lần nhất có lẽ là anh hùng Kan Lịch. Trong lần gặp cuối cùng vào năm 1969, Bác Hồ căn dặn: “Trở thành anh hùng đã khó, nhưng giữ được các phẩm chất, đạo đức của anh hùng suốt đời càng khó hơn. Phải học tập và rèn luyện suốt đời”.

Hiệu lệnh năm Thìn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
Return to top