ClockThứ Sáu, 06/03/2020 08:25

Cần kịch bản ứng phó linh hoạt

TTH - Dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 đã lan rộng trên phạm vi toàn cầu và tác động tiêu cực tới nền kinh tế thế giới.

COVID-19: Châu Âu có khả năng đối mặt với tình trạng thiếu hụt thuốc lớn hơnGần 300 triệu học sinh toàn cầu nghỉ học vì dịch COVID-19COVID-19 gây khó cho dịch vụ vận tải

Điều này đặt ra thách thức không nhỏ cho từng doanh nghiệp, địa phương, mỗi quốc gia trong việc vừa tiến hành song hành 2 nhiệm vụ: Ngăn chặn dịch bệnh hiệu quả và hạn chế thấp nhất tác động tiêu cực đối với phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội.

Hơn hai tháng trước, khi dịch COVID-19 mới chỉ bùng phát ở Trung Quốc, kịch bản đối phó của nước ta chủ yếu tập trung vào việc kiểm soát những người đến hoặc đi qua vùng dịch Trung Quốc. Trong lĩnh vực kinh tế, chủ yếu tập trung tháo gỡ cho các mặt hàng nông sản xuất qua Trung Quốc và khơi thông việc nhập khẩu nguyên phụ liệu phục vụ sản xuất trong nước.

Nhưng nay, với  hơn 80 quốc gia, vùng lãnh thổ công bố có dịch, việc ứng phó với dịch COVID-19 của nước ta cũng phức tạp hơn, diện kiểm soát rộng hơn rất nhiều. Điều này đòi hỏi phải có nhiều kịch bản ứng phó với dịch bệnh phù hợp.  Trước mắt, việc kiểm soát, hạn chế sự lây lan và dập được dịch là mục tiêu hàng đầu. Nhưng bài toán khó ở đây là, làm sao vừa cứu người, vừa dập dịch, nhưng lại có thể giảm thiểu được những tác động bất lợi đối với sản xuất, kinh doanh và duy trì tốc độ phát triển kinh tế.

Ở quy mô toàn cầu, các định chế tài chính quốc tế, ngân hàng Trung ương các quốc gia có tiềm lực đã công bố các gói hỗ trợ, hạ lãi suất, miễn giảm thuế, phí… nhằm đưa nền kinh tế vượt qua khó khăn trước mắt.

Với Việt Nam, Chính phủ, các bộ ngành, địa phương nhanh chóng vào cuộc và có những kịch bản ở các cấp độ khác nhau để đối phó với tác hại của COVID-19 tới nền kinh tế hiện nay. Bên cạnh các giải pháp mang tính tức thời được thực thi như nới lỏng biên mậu với Trung Quốc, đẩy mạnh thông quan tại cửa khẩu, cho phép lao động kỹ thuật của Trung Quốc nhập cảnh trở lại làm việc với điều kiện cách ly theo quy định; gia hạn nợ, kích cầu du lịch trong và ngoài nước…

Với các doanh nghiệp, dịch COVID-19 bùng phát ngay vào dịp nghỉ Tết Nguyên đán là điều không lường trước, bị lúng túng, cố gắng xoay xở, sử dụng nguyên liệu dự phòng để duy trì sản xuất. Các doanh nghiệp vận tải, hàng không, du lịch… thì kỳ vọng dịch bệnh sẽ sớm được khống chế và ổn định lại hoạt động. Nhưng dịch COVID-19 diễn biến phức tạp hơn, chưa biết khi nào mới kết thúc. Chưa kể, sau khi dịch bệnh được khống chế, muốn phục hồi phải có thời gian nhất định, ít thì vài ba tháng, lâu có thể hàng năm, tùy thuộc vào từng ngành kinh tế và nội lực của từng quốc gia, doanh nghiệp…

Điều cần nói ở đây, dù ở tầm vĩ mô hay vi mô, trong quản trị doanh nghiệp, các DN đều phải nâng cao năng lực quản trị rủi ro. Hay nói cách khác, ngay từ khâu lập kế hoạch, các doanh nghiệp phải tính đến các rủi ro và giải pháp khắc phục, tránh bị động. Nhưng thực tế, điều này ít doanh nghiệp làm được nên tác động của dịch bệnh sẽ càng trầm trọng hơn.

Hiện nay, một số doanh nghiệp đã xây dựng các kịch bản ứng phó khó khăn trước mắt như: giãn tiến độ sản xuất, tìm nguồn nguyên phụ liệu, thiết bị trong nước thay thế nhập khẩu; vận động người lao động nghỉ phép, nghỉ không lương…Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tình thế trong ngắn hạn chứ không thể duy trì lâu dài.

Câu chuyện bánh mì thanh long, bún dưa hấu, pizza thanh long, hoành thánh thanh long… được các cá nhân, doanh nghiệp sáng tạo xuất phát từ mục đích giải cứu nông sản trong mùa dịch vừa qua là một gợi mở trong việc đẩy mạnh chế biến sâu, vừa chủ động nguyên liệu tại chỗ vừa nâng cao giá trị nông sản Việt. Mở rộng ra các ngành sản xuất khác, nếu chúng ta có chính sách phát triển phù hợp gắn với chủ động nguồn nguyên liệu trong nước, đa dạng hóa thị trường sẽ là kịch bản tốt để phát triển bền vững trong dài hạn.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Điều tiết nguồn nước ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý - Khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) phối hợp với các thủy điện thượng nguồn trong quá trình xả, điều tiết nước, chỉ đạo các trạm quản lý chặt các nguồn nước trên sông. Đồng thời, các đập, cống trên đê tiếp tục thực hiện các giải pháp điều tiết nước hợp lý tránh thất thoát nước trên các trục sông chính ra đầm phá.

Điều tiết nguồn nước ứng phó hạn mặn
Viện Kiểm sát Nhân dân 2 cấp: Đa dạng, linh hoạt tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Với chức năng là cơ quan thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, Viện Kiểm sát Nhân dân (KSND) hai cấp của tỉnh đã triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; qua đó, góp phần giúp người dân hiểu biết và nâng cao ý thức chấp hành các quy định của pháp luật.

Viện Kiểm sát Nhân dân 2 cấp Đa dạng, linh hoạt tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật
Ứng phó hạn mặn đầu mùa khô

Nhằm đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp (SXNN), phòng chống hạn hán, xâm nhập mặn mùa khô, UBND tỉnh yêu cầu các địa phương tổ chức nạo vét kênh mương, hệ thống thủy lợi, xây dựng lại cơ cấu cây trồng để thích ứng kịp thời trong điều kiện khô hạn và thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng cho từng vùng đất.

Ứng phó hạn mặn đầu mùa khô
Return to top