ClockThứ Năm, 06/10/2016 13:26
XUNG QUANH VẤN ĐỀ CẤP MỎ KHAI THÁC CÁT SỎI TẠI DƯƠNG HÒA:

Cần kiểm soát chặt quá trình khai thác

TTH - Người dân hai thôn Hộ và Buồng Tằm, xã Dương Hòa đang rất lo lắng việc cấp giấy phép khai thác cát sỏi cho Công ty CP Thương mại và Dịch vụ Hồng Phát (Công ty Hồng Phát) sẽ gây nên tình trạng sạt lở ảnh hưởng đến đời sống người dân.

 Khu A khu mỏ được cấp khai thác

Dân lo sạt lở

Đầu tháng 2/2016, UBND tỉnh có Quyết định cấp giấy phép khai thác khoáng sản cho phép Công ty Hồng Phát khai thác khoáng sản cát, sỏi làm vật liệu xây dựng thông thường bằng phương pháp lộ thiên tại bãi bồi thôn Hộ và thôn Buồng Tằm, xã Dương Hòa (thị xã Hương Thủy). Theo đó, diện tích khu vực khai thác được cấp là 5,1 ha: khu vực A: 3,6 ha; khu vực B: 1,5ha. Mức độ sâu khai thác tại khu A có độ sâu 4,5m tương đương với cốt trung bình âm 0,30m so với bản đồ địa hình khu mỏ; khu B có độ sâu 4,5m tương đương với cốt trung bình âm 0,67m so với bản đồ địa hình khu mỏ. Công suất khai thác 25.000m³/năm tương ứng 28.900m³ nguyên khai/năm, thời hạn cấp phép 5 năm.

Khi quyết định trên được công bố, người dân thôn Hộ và Buồng Tằm lại không đồng tình. Ông Nguyễn Văn Đức (thôn Buồng Tằm) bức xúc: “Trong cuộc họp dân do xã tổ chức, mọi người đều phản đối, việc cấp mỏ khai thác, lợi thì chưa thấy nhưng người dân đứng trước nguy cơ mất vườn, mất nhà. Ai dám đảm bảo, doanh nghiệp được cấp phép sẽ tuân thủ các quy định liên quan đến vị trí, trữ lượng khai thác, chưa nói là những hậu quả “nhãn tiền” kéo theo. Cụ thể nhất là tình trạng sạt lở, ô nhiễm môi trường khu vực khai thác. Nếu sau này xảy ra tình trạng sạt lở, nhà cửa, hoa màu đường sá của người dân, ai sẽ là người đứng ra giải quyết?”

Giấy phép khai thác UBND tỉnh đồng ý cho Công ty Hồng Phát khai thác 5,1 ha mặt nước, trong khi khu vực này UBND tỉnh đã phê duyệt và đang triển khai đầu tư kè chống sạt lở tại thôn Hạ. Đồng thời, UBND tỉnh cũng đã phê duyệt và đang hoàn thành đầu tư hệ thống nước sạch xã Dương Hòa. Trong đó, tuyến ống chính D225 băng qua sông và ống dẫn nước lên bể lọc cấp cho hệ thống cấp nước sạch 2 xã Thủy Bằng và Dương Hòa. Người dân lo ngại, khi đơn vị tiến hành khai thác sẽ làm ô nhiễm nguồn nước sạch và ảnh hưởng đến đường ống nước.

Trước những bức xúc của dân, UBND thị xã Hương Thủy đã tiến hành phiên họp liên quan đến việc thực hiện giấy phép khai thác khoáng sản của Công ty Hồng Phát trên địa bàn xã Dương Hòa. UBND thị xã có kết luận, việc UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác cát sỏi làm vật liệu xây dựng cho Công ty Hồng Phát là tuân thủ đúng quy trình, quy định của pháp luật, địa điểm khai thác có trong quy hoạch khai thác. Thị xã Hương Thủy cũng yêu cầu chính quyền xã Dương Hòa tiến hành họp dân để vận động, đối thoại phân tích cho người dân hiểu và chấp hành pháp luật để đơn vị được cấp phép tiến hành khai thác theo quyết định.

Quản lý chặt hoạt động khai thác

Tại khu A, đoạn mốc từ M1 đến mốc M2 tiếp giáp với đất trồng hoa màu của người dân với khoảng cách ranh giới khu vực khai thác đến đất trồng hoa màu là 30-50m. Theo báo cáo của UBND thị xã Hương Thủy, gần điểm mốc M1 của khu A có dự kiến thiết kế mố cầu thôn Hộ, tuy nhiên chưa có địa điểm cụ thể. Hiện đang có một số hộ dân nuôi cá tự phát tại khu vực ngoài ranh giới khu mỏ (gần mốc 2). Đối với khu B, đoạn từ mốc 6 đến mốc 11 cách bãi lồ ô với khoảng cách gần nhất là 20m và cách bãi quy hoạch cánh đồng mẫu trồng thanh trà gần nhất là 50m. Bãi bồi được cấp phép khai thác cát sỏi nêu trên cách bia chiến tích Dương Hòa gần 500m. Với khoảng cách điểm khai thác và khu dân cư chỉ cách nhau 20-30m, chuyện ảnh hưởng là điều không thể tránh khỏi, chưa nói chuyện ô nhiễm tiếng ồn từ các tàu, thuyền khai thác.

Theo ông Nguyễn Mạnh Đại Lân, Phó Trưởng phòng Khoáng sản, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), trước những bức xúc của người dân, vừa qua, Sở TN&MT phối hợp với các đơn vị liên quan tiến hành họp để rà soát, khảo sát thực địa tại mỏ cát lòng sông trên. Sở TN&MT cũng đề xuất, trước mắt đề nghị Công ty Hồng Phát tổ chức khai thác cách mốc M1 khoảng 100m về phía hạ lưu tại khu A. Riêng khu B, đề nghị công ty chưa tiến hành khai thác tại khu vực này.

Ông Nguyễn Đức Học, Giám đốc Chi nhánh Công ty Hồng Phát tại Thừa Thiên Huế cho hay: “Chúng tôi đã tiến hành đánh giá tác động môi trường và đã được các cơ quan chức năng liên quan phê duyệt. Trong quá trình triển khai, đơn vị sẽ cam kết thực hiện đúng những quy định liên quan đến việc khai thác cũng như bảo vệ môi trường. Trước khi đi vào khai thác, doanh nghiệp sẽ tiến hành cam kết với xã, thôn nếu xảy ra tình trạng sạt lở ảnh hưởng đến đời sống người dân sẽ có phương án bồi thường hợp lý”.

Cách đây gần 3 năm, trên địa bàn xã Dương Hòa, DNTN Phú Vĩnh được cấp mỏ khai thác, tuy nhiên, đơn vị được cấp phép không chấp hành giấy phép, khai thác vượt ra ngoài phạm vi của khu mỏ được cấp, khai thác vào bờ làm sạt lở dọc bờ sông. Để không lặp lại tình trạng tương tự như trên, thôn và chính quyền địa phương cần thành lập ban giám sát hoạt động tại khai thác cát sỏi tại khu vực này; đồng thời phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi chặt chẽ tác động môi trường trong quá trình khai thác để có những đề xuất, điều chỉnh hợp lý phạm vi và quy mô khai thác, không ảnh hưởng đến đời sống người dân.

Theo Quy định tạm thời quản lý khai thác cát sỏi ở lòng sông theo mô hình cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, độ sâu khai thác bình quân < 2.0m (tùy theo từng vị trí quy hoạch có thể điều chỉnh độ sâu khai thác phù hợp). Phương thức khai thác sử dụng phương pháp thủ công hoặc bằng phương thức khai thác cơ giới máy hút công suất thấp (

Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác hiệu quả giá trị các danh hiệu UNESCO

Với 65 danh hiệu được UNESCO ghi danh, trải rộng trên tất cả 63 tỉnh, thành phố, Việt Nam tiếp tục thể hiện đóng góp có trách nhiệm vào việc làm phong phú, bảo vệ và phát huy kho tàng văn hóa nhân loại.

Khai thác hiệu quả giá trị các danh hiệu UNESCO
Đối thoại Chuyển đổi Năng lượng Berlin lần thứ 10:
Thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo

Các quan chức đến từ hơn 70 quốc gia đang nhóm họp tại Đối thoại Chuyển đổi Năng lượng Berlin lần thứ 10, được tổ chức tại thủ đô Berlin của Đức từ ngày 19 - 20/3, để thảo luận về cách thức hiện thực hóa các mục tiêu của Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP28).

Thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng tái tạo
Khai thác thị trường xuất khẩu rau, quả khu vực châu Á

Thị trường châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á và Trung Đông còn rất nhiều dư địa cho xuất khẩu rau, quả Việt Nam. Để nâng cao hiệu quả xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt cần chủ động tìm hiểu nhu cầu, tiêu chuẩn của các thị trường và đảm bảo nguồn cung chất lượng.

Khai thác thị trường xuất khẩu rau, quả khu vực châu Á
Khai thác sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe

Sau quá trình nghiên cứu, xây dựng sản phẩm, Thừa Thiên Huế sẽ đưa vào khai thác sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe một cách bài bản để thu hút khách trong và ngoài nước.

Khai thác sản phẩm du lịch chăm sóc sức khỏe
Return to top