ClockThứ Tư, 18/09/2013 02:17

Cần lành mạnh hóa vận tải hành khách

TTH - Đã có Bến xe phía Bắc và Bến xe phía Nam nằm ở 2 đầu thành phố nhưng xe khách vẫn vào trung tâm thành phố để đón trả khách. Hoạt động này không chỉ ảnh hưởng đến trật tự đô thị, gây mất an toàn giao thông mà còn ảnh hưởng đến doanh thu của nhiều cá nhân, đơn vị vận tải hoạt động chân chính.

Anh Hoàng Minh Đông có xe 12 chỗ chạy tuyến Huế - Đông Hà. Anh cho biết: Mỗi lần xuất bến, lượng khách trên xe nhiều lắm là 5 người, có khi không có người nào, phải “bòn” khách dọc đường. Trừ chi phí xăng dầu, bến bãi, ngày nhiều lắm kiếm được vài trăm ngàn đồng, có ngày phải bù lỗ.

 

Những chuyến xe xuất bến phát từ Bến xe phía Bắc thường rất ít khách

 

Thiếu công bằng

 

Buổi sáng, ngồi trước Bến xe phía Bắc, chúng tôi chứng kiến rất nhiều chuyến xe xuất bến nhưng trên xe chỉ có vài khách. Trong lúc đó, nhiều chuyến xe khách khác từ bắc vào, từ trung tâm thành phố ra lại rất đông khách. Nào là 75B00466, 74K5086, 73L00187... Những xe này đón khách từ Quảng Bình, Quảng Trị chạy thẳng vào trung tâm thành phố để trả khách, rồi vòng quanh thành phố, qua các trường học, bệnh viện... để đón khách chở ra Quảng Bình, Quảng Trị. Các đoạn đường quanh Bệnh viện Trung ương Huế, như Hai Bà Trưng, Ngô Quyền, Trần Cao Vân, Lê Lai... vốn đã nhỏ hẹp, đông người lại phải chịu cảnh những xe khách này cứ quần đảo quanh để đón trả khách, gây ách tắc giao thông. Kiểu đón trả khách này ảnh hưởng đến hiệu quả xe buýt ở 2 đầu bến xe. Hàng năm, tỉnh phải bù lỗ một khoản tiền rất lớn để duy trì hoạt động xe buýt nội đô, nhằm tạo thuận lợi cho hành khách đến 2 đầu bến xe bắc nam mua vé để đi các tỉnh. Song, cũng như số phận những xe chạy tuyến cố định đón khách ở bến, những chuyến xe buýt nội thị thường trong tình trạng ế ẩm “cơm vua ngày trời”.

 

Tuyến đường tránh TP Huế vừa được đầu tư nâng cấp khá tốt nhưng gần đây, rất nhiều xe khách không có tuyến đến Huế vẫn chạy thẳng vào thành phố. Chúng tôi ghi nhận rất nhiều chuyến xe Đông Hà - Đà Nẵng chạy vào trung tâm TP Huế đón thêm khách. Các trục đường trong nội đô như Lê Duẩn, Hà Nội, Hùng Vương... có quá nhiều xe khách biển số ngoại tỉnh tham gia lưu thông. Các xe này dừng đỗ tùy tiện.

 

Cùng với hoạt động xe dù, trên địa bàn Huế còn có rất nhiều hình thức vận tải tuy đăng ký kinh doanh vận tải khách du lịch nhưng lại chở khách theo tuyến cố định. Dọc các tuyến Nguyễn Thái Học, Nguyễn Tri Phương, Bến Nghé, Hùng Vương, Bà Triệu, Đội Cung... xuất hiện nhiều điểm bán vé, đưa đón khách trong TP Huế đi các tỉnh. Điều này lý giải tại sao ở bến xe phía bắc rộng rãi, quy mô vậy nhưng chỉ có hoạt động trên 3 tuyến Đông Hà, Quảng Bình và Vinh. Còn các tuyến khác, như Hà Nội, Hải Phòng... hầu như không có.

Sẽ có quy định cụ thể

 

Các phương tiện hoạt động không tuân thủ bến bãi tránh được khoảng lệ phí bến, các khoảng thuế Nhà nước, lại được bắt khách ở trung tâm thành phố nên dễ dàng thu giá cước thấp hơn. Các phương tiện có tuyến cố định bị mất khách ở bến xe phải tranh đua giành khách trên đường với các phương tiện không có tuyến, làm nảy sinh vấn đề phóng nhanh, vượt ẩu.

 

Ông Phạm Xuân Sơn, Phó Giám đốc Công ty TNHH NN 1TV Quản lý Bến xe Thừa Thiên Huế cho biết: Ngày 6/8/2013, Bộ GTVT có thông tư số 18 quy định về tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh vận tải bằng xe ô tô và dịch vụ hỗ trợ vận tải đường bộ. Thông tư sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 10 năm 2013 tới đây.

 

Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định phải theo tiêu chí có bến xe nơi đi, bến xe nơi đến đã được cơ quan có thẩm quyền công bố. Điểm đón trả khách phải được báo hiệu bằng biển báo và có biển phụ “điểm đón, trả khách tuyến cố định”, được UBND tỉnh phê duyệt. Đối với vận tải hành khách theo hợp đồng, vận chuyển khách du lịch thì chỉ được đón, trả khách tại các địa điểm đã ghi trong hợp đồng; không được bán vé, xác nhận đặt chỗ cho hành khách đi xe dưới mọi hình thức. Văn bản hợp đồng phải có một số nội dung như: Thời gian thực hiện hợp đồng, địa chỉ nơi đi, nơi đến; hành trình chạy xe, số lượng hành khách...

 

Cùng với các dữ liệu được ghi trong hộp đen của các phương tiện, quy định này là cơ sở quan trọng để các ngành chức năng như: thanh tra giao thông, cảnh sát giao thông, cảnh sát trật tự, công an các địa phương vào cuộc, để lập lại trật tự trong hoạt động vận tải hành khách. Đảm bảo an toàn giao thông, văn minh đô thị. Tạo môi trường lành mạnh trong kinh doanh vận tải hành khách, giảm thiệt hại cho Nhà nước cũng như các cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh chân chính!

Bài, ảnh: Đặng Thành
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khảo sát mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Chiều 15/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh cùng các đơn vị liên quan đã có buổi khảo sát nhằm phục vụ công tác chuẩn bị đầu tư Dự án (DA) mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Khảo sát mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn
Tháo gỡ mặt bằng đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương

Mặt bằng thi công Dự án (DA) đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương chưa giải phóng hoàn toàn, mới chỉ đủ để triển khai phần cầu. Chủ đầu tư yêu cầu các đơn vị liên quan đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) nhằm đáp ứng tiến độ thi công DA.

Tháo gỡ mặt bằng đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương
Tạo động lực tăng trưởng cửa ngõ phía nam

Theo các quy hoạch chiến lược của tỉnh, huyện Phú Lộc trở thành cụm động lực tăng trưởng phía nam; trong đó xã Lộc Sơn nằm cửa ngõ phía bắc huyện đang phấn đấu trở thành đô thị loại V, góp phần quan trọng cho sự thành công trên.

Tạo động lực tăng trưởng cửa ngõ phía nam

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top