ClockThứ Bảy, 18/06/2022 15:22

Cần loại ngay “vòng gửi xe”

Phấn đấu tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 0,8-1%Giúp dân thoát nghèoTạo sinh kế giúp người dân thoát nghèo bền vững

Trong buổi làm việc với Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ về nội dung giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn huyện Phong Điền, ông Đoàn Kỳ Côi, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Trưởng ban Chỉ đạo giảm nghèo bền vững huyện Phong Điền cho biết: Hiện Phong Điền hiện có 1.132 hộ nghèo, với 2.446 khẩu (chiếm tỷ lệ 3,8%). Ông Côi đánh giá rằng, khó khăn trong giảm nghèo bền vững của huyện là “vẫn còn một số hộ nghèo chưa ý thức được sự vươn lên thoát nghèo, còn ỷ lại, trông chờ vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước”.

Sản xuất, nuôi trồng nhỏ lẻ sẽ khó có cơ hội thoát nghèo (Ảnh minh họa)

Xã hội nào cũng có người nghèo, dù phát triển hay không phát triển. Nguyên nhân dẫn đến cái nghèo thì nhiều. Tự nhiên bị ốm đau bệnh tật cũng có thể dẫn đến cái nghèo. Đầu tư làm ăn không gặp thời thua lỗ cũng dẫn đến nghèo. Không biết cách làm ăn cũng có thể nghèo. Cũng trên vùng đất ấy nhưng có nông dân sản xuất giỏi và cũng có những nông dân đói ăn là chuyện bình thường. Tức là năng lực tư duy và hành động không phải ai cũng giống ai…

Xã hội cần chung tay hỗ trợ cho những người nghèo gặp những bất trắc. Ví dụ người thiếu vốn thì tạo điều kiện về vốn. Người thiếu kiến thức, năng lực làm ăn thì thông qua các cơ chế để cung cấp kiến thức và kinh nghiệm làm ăn. Người mất sức lao động thì cần những hình thức trợ cấp của Nhà nước và xã hội… Còn những người không có ý thức vươn lên thoát nghèo, ỷ lại, trông chờ vào các chính sách, như ông Côi nói thì mọi sự trợ giúp cần phải xem lại. Xã hội cần dang tay đùm bọc những người khó khăn, nhưng xã hội cũng cần cương quyết không trợ giúp với những người không ý thức vươn lên, ỷ lại, trông chờ vào sự trợ giúp của người khác. Ấy là lẽ công bằng trong cuộc sống.

Xã hội ngày càng phát triển. Thị trường lao động bây giờ cũng được mở ra muôn hình vạn trạng. Một người phụ hồ bây giờ một ngày công lao động cũng được vài trăm nghìn. Có sức lao động, chịu lao động ở thời buổi này khó mà nghèo được. Nhưng có sức lao động mà không chịu làm thì chúng ta có giúp mấy vẫn cứ nghèo. Rồi chi tiêu cũng vậy. Một người làm việc cật lực một ngày được ba bốn trăm ngàn đồng. Chiều về “làm mấy chai cho mát”, vui vui thì làm tới. Lại đánh thêm vài chục nghìn số đề. Tính ra có khi nó chiếm năm bảy mươi phần trăm thu nhập, lấy gì để tích lũy? Mà xã hội chúng ta hiện tại, những trường hợp như vậy không hiếm.

Như trên đã nói, trước tiên phải phân tích để phân loại hộ nghèo, nguyên nhân dẫn đến nghèo. Theo người viết, những người “trông chờ, ỷ lại” phải loại ngay từ “vòng gửi xe”. Loại để làm gì? Để họ biết, xã hội chúng ta không phải là không nhân văn, nhưng mà cũng kiên quyết với những người không ý thức về bản thân mình. Sự giúp đỡ chỉ đóng vai trò hỗ trợ chứ không thể đóng vai trò quyết định. Chúng ta cứ cương quyết như vậy mà xem. Đã “đói thì đầu gối phải bò”. Có khi chúng ta quá hào phóng hỗ trợ cho nên làm mất động lực phấn đấu, đặc biệt là với những người ỷ lại.

Người nghèo thường thiếu vốn. Hiện tại không thiếu kênh hỗ trợ vốn. Ngân hàng thì có ngân hàng chính sách. Các hội đoàn thì có các quỹ… Cấp vốn tín chấp rất dễ bị mất vốn, nhưng không vì thế mà chúng ta không cấp. Thực hiện các chính sách xã hội cũng cần xác định có rủi ro. Để giảm rủi ro thì khi cấp vốn phải có cơ chế theo dõi người được cấp vốn sử dụng đúng mục đích. Nuôi gà thì vốn chỉ được cấp cho nuôi gà. Thiếu kiến thức thì xây dựng cơ chế cung cấp kiến thức khoa học kỹ thuật. Thiếu thị trường thì hỗ trợ thị trường tiêu thụ. Hội nông dân, hội phụ nữ, đoàn thanh niên… các huyện đã từng làm điều này.

Người nghèo cũng thường thiếu kiến thức và năng lực làm ăn. Cái này xã hội chúng ta không thiếu cơ chế hỗ trợ. Ví dụ như đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật… Về hình thức thì không thiếu nhưng có vẻ như chúng ta… đang thiếu thực chất. Mở các lớp dạy nghề nhưng học viên học như thế nào, học xong áp dụng kiến thức ra sao, đời sống có khá hơn lên không thì có vẻ như chúng ta không biết. Điều này phải soát xét lại và làm thực chất. Một đồng vốn hỗ trợ học nghề phải biết hiệu quả như thế nào chứ không phải chỉ thống kê đã mở bao nhiêu lớp, dạy được bao nhiêu người.

Bài: NGUYÊN LÊ - Ảnh: ĐĂNG TUYÊN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội

Công tác an sinh xã hội trên địa bàn thời gian qua đã có nhiều khởi sắc. Từ những chính sách, các chương trình, dự án, hoạt động trợ giúp, nhiều hoàn cảnh được tiếp cận các nguồn hỗ trợ, các dịch vụ xã hội để cải thiện chất lượng cuộc sống, được nâng cao kỹ năng để giải quyết khó khăn về vật chất và tinh thần.

Điều phối toàn diện chính sách an sinh xã hội
Thoát nghèo nhờ nguồn vốn chính sách

Nhờ có nguồn vốn tín dụng chính sách, thời gian qua, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Nam Đông đã mạnh dạn phát triển kinh tế hộ gia đình, không ngừng vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Thoát nghèo nhờ nguồn vốn chính sách
Đọc sách là xây dựng xã hội tri thức

Đọc sách là một hành vi văn hóa của loài người đã mấy nghìn năm nay. Một trong những tiêu chí đã xác định một nền văn minh là phải có chữ viết và chữ viết tồn tại, phát huy, bảo tồn được các giá trị văn hóa của một quốc gia, dân tộc và rộng hơn nữa là nhân loại không nằm ngoài sách.

Đọc sách là xây dựng xã hội tri thức
Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội

Đó là yêu cầu của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh, ông Nguyễn Thanh Bình tại phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh nhằm đánh giá kết quả hoạt động quý I/2024 và triển khai nhiệm vụ các tháng còn lại năm 2024, tổ chức chiều 17/4.

Gắn hoạt động tín dụng chính sách với thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội
Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Return to top