ClockThứ Sáu, 28/09/2012 05:39

Cân nhắc khi doanh nghiệp đòi tăng giá xăng dầu

TTH - Trước diễn biến giá xăng dầu thế giới liên tục gia tăng trong thời gian qua, giá xăng dầu trong nước cũng có sự điều chỉnh theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, giá xăng tăng cao ngất ngưỡng liên tiếp bốn lần chỉ trong vòng một tháng như mới đây khiến người dân không khỏi bức xúc. Dư luận càng quan ngại hơn khi vừa rồi, Bộ Tài chính (TC) cho nhận phương án đăng ký tăng giá xăng dầu (lần thứ năm liên tiếp) của bốn doanh nghiệp nhập khẩu đầu mối mà cao nhất là dầu diesel trên 1.200 - 1.300 đồng/lít, xăng A92: 700 - 800 đồng/lít. Bởi, nếu tiếp tục tăng giá xăng dầu lần này nữa sẽ tạo cú sốc lên nền kinh tế do giá xăng dầu trong nước đứng ở mức cao nhất từ trước đến nay trong bối cảnh doanh nghiệp vẫn đang hết sức khó khăn và không ai khác hơn là người tiêu dùng sẽ phải gánh chịu trực tiếp.

May mà ngay sau đó, liên bộ TC - Công thương (CT) quyết định giảm thuế nhập khẩu xăng dầu 2% để giúp giữ nguyên giá bán lẻ xăng dầu nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích cho người tiêu dùng - Nhà nước - doanh nghiệp; đồng thời, tăng mức trích từ quỹ bình ổn lên 550 đồng/lít xăng và dầu Fo, 600 đồng/lít dầu diesel. Còn về lợi nhuận định mức của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu (KDXD) theo quy định là 300 đồng/lít, nhưng trong điều kiện hiện nay, Bộ TC cũng quyết định tạm thời chưa tính lợi nhuận này để chia sẻ cho các người sản xuất và tiêu dùng. Động thái của các nhà chức trách khiến người tiêu dùng từ đó đến nay cảm thấy được xoa dịu phần nào.

 

Theo Nghị định 84/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về KDXD, giá bán xăng dầu thực hiện theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Bởi, chỉ có Nhà nước mới đại diện cho quyền lợi hợp pháp, chính đáng nhất của người tiêu dùng - Nhà nước - doanh nghiệp. Còn để doanh nghiệp độc quyền định giá thì không bao giờ họ chia sẻ lợi ích mà luôn định giá cao để có lợi nhuận tối đa. Tuy trao quyền định giá xăng dầu cho doanh nghiệp nhưng không có nghĩa Nhà nước hoàn toàn thả nổi, buông lỏng quản lý để mặc doanh nghiệp tự định giá mà luôn có sự giám sát, kiểm tra rất chặt chẽ của các cơ quan chức năng, đặc biệt là của Bộ TC.

 

Một chuyên gia kinh tế phân tích rằng, với điện, cước hàng không, nước sạch sinh hoạt đang có doanh nghiệp độc quyền thì Nhà nước định giá; ngược lại, xăng dầu là mặt hàng chiến lược quan trọng của nền kinh tế, đang có doanh nghiệp chiếm vị trí thống lĩnh thị trường thì lại để cho doanh nghiệp tự định giá. Chính cơ chế quản lý giá xăng dầu hiện nay tạo điều kiện cho doanh nghiệp KDXD chỉ nghĩ đến thu lợi cho riêng bản thân.

 

Nhằm giải quyết bất cập về cơ chế điều hành giá xăng dầu, theo đề xuất của các bộ TC, CT, Chính phủ cần sửa đổi, bổ sung Nghị định 84 nói trên để tạo lập môi trường pháp lý công khai, minh bạch và bảo đảm việc kinh doanh này vận hành theo cơ chế thị trường có sự kiểm soát của Nhà nước; đồng thời, tạo thuận lợi cho nhiều thành phần kinh tế tham gia, cùng cạnh tranh, giảm thiểu tình trạng độc quyền và thống lĩnh thị trường. Chính phủ cần nghiên cứu sửa đổi các quy định về tính giá cơ sở đối với KDXD. Ngay cả tính giá cơ sở bình quân là mười ngày thay cho mức 30 ngày như hiện nay để giá bán lẻ xăng dầu trong nước không “lạc điệu” với giá thế giới...

 

Vĩnh Cự

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thăm và tặng quà cho các gia đình chiến sĩ Điện Biên

Nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024), ngày 24/4, UVTV Tỉnh uỷ, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Huế Phan Thiên Định cùng lãnh đạo thành phố đã đến thăm và tặng quà cho các gia đình chiến sĩ, thanh niên xung phong trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ.

Thăm và tặng quà cho các gia đình chiến sĩ Điện Biên
Gần 500 đoàn viên công đoàn được tập huấn nghiệp vụ

Sáng 24/4, Công đoàn Đại học Huế tổ chức hội nghị nghiên cứu, học tập, quán triệt, thực hiện Nghị quyết đại hội Công đoàn các cấp nhiệm kỳ nhiệm kỳ 2023- 2028 và tập huấn nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động công đoàn.

Gần 500 đoàn viên công đoàn được tập huấn nghiệp vụ
Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân

Sáng 24/4, tại Khu công nghiệp huyện Phong Điền, Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024 với chủ đề "Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng" và Tháng Công nhân với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết".

Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân
Return to top