ClockChủ Nhật, 10/05/2015 08:03

Cần nhiều giải pháp

TTH - Sản xuất vật liệu không nung thay thế vật liệu nung trong xây dựng góp phần tiết kiệm nguồn tài nguyên đất, giảm chi phí xử lý chất thải công nghiệp, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên một vài công trình công khi đưa vật liệu không nung vào xây dựng đã xảy ra hiện tượng nứt tường.

Người dân vẫn quen sử dụng vật liệu nung khi xây dựng nhà ở

Sự cố

Theo đúng lộ trình xây dựng của tỉnh, Ban Đầu tư và Xây dựng Thừa Thiên Huế (ĐT&XD TTH) đã triển khai sử dụng gạch không nung vào các công trình xây dựng. Theo đó, 2 công trình Văn phòng Tỉnh ủy và Trường THPT Nguyễn Huệ được đơn vị này đầu tư xây dựng hoàn toàn bằng vật liệu không nung. Tuy nhiên, sau khi hoàn thành phần thô, hai công trình trên xuất hiện những vết nứt gãy.

Ông Trần Ngọc Quang, Trưởng phòng Kỹ thuật, Ban ĐT&XD TTH cho hay: “Hai công trình mà chúng tôi đang triển khai xây dựng chỉ mới thực hiện phần thô của một số gói nhất định. Tuy nhiên, hiện nay những công trình này đang xuất hiện hiện tượng nứt tường. Trong quá trình sử dụng sản phẩm, chúng tôi đã tiến hành thí nghiệm và nhận thấy chất lượng sản phẩm không đồng đều, độ hút nước của loại gạch này rất lớn…”

Ông Trần Ngọc Thí, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Trường An cho rằng: Các công trình nhà dân sử dụng vật liệu không nung của công ty không xảy ra hiện tượng nứt nhưng các công trình công lại xảy ra hiện tượng nứt. Điều này chứng tỏ đơn vị thi công không tuân thủ các quy trình kỹ thuật trong xây dựng nên mới dẫn tới hiện tượng nứt tường. Ông Thí lý giải thêm, gạch không nung khi đưa vào xây dựng, kỹ thuật xây hoàn toàn khác so với kỹ thuật xây của gạch nung. Vì thế, Công ty đã có hướng dẫn thi công đối với sản phẩm gạch bê tông nhẹ của Công ty. Tuy nhiên, muốn thay đổi thói quen, kỹ thuật xây dựng đối với gạch nung của thợ xây cần có thời gian.

Ông Nguyễn Đại Viên cho biết: UBND tỉnh đã và đang nghiên cứu ban hành các chính sách khuyến khích đầu tư sản xuất VLXKN như: đơn giản tối đa các thủ tục hành chính đăng kí sản suất, kinh doanh VLXKN; có chính sách miễn giảm tiền thuê đất mặt bằng xây dựng nhà xưởng sản xuất VLXKN; áp dụng chính sách thuế ưu đãi với lĩnh vực này. Đồng thời cũng có các chính sách hạn chế sản xuất gạch đất sét nung như: tăng thuế tài nguyên đối với đất sét, hạn chế cấp phép đầu tư mở rộng đối với cơ sở sản xuất gạch nung… Ngoài ra, cần tăng cường tuyên truyền cho người dân, chủ công trình về lợi ích khi dùng VLXKN. Các doanh nghiệp cần đầu tư nghiên cứu giảm giá thành VLXKN...

Ông Nguyễn Đại Viên, Phó Giám đốc Sở Xây dựng cho biết: “VLXKN chưa chiếm được thị trường chủ yếu do thói quen, tập quán sử dụng. Từ lâu người dân, người thợ, người thiết kế đã quen với việc dùng gạch đất sét nung. VLXKN khác với gạch đất sét nung ở kỹ thuật xây, kích thước viên gạch,… nên một số người thợ còn ngại sử dụng. Ngoài ra, thời gian qua, chúng tôi ghi nhận thông tin một số công trình sử dụng VLXKN có vấn đề về chất lượng. Qua kiểm tra bước đầu, chúng tôi cho rằng để khắc phục hiện tượng này, cần lưu ý 2 vấn đề: thứ nhất là chất lượng của viên gạch đưa vào công trình phải đảm bảo tiêu chuẩn và thứ hai là kỹ thuật xây, cần lưu ý kỹ thuật xây của VLXKN khác với gạch đất sét nung truyền thống”.

Cần nhiều giải pháp

Theo ông Trần Ngọc Bá, Giám đốc Ban ĐT&XD TTH: Hiện vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây nứt tường tại 2 công trình mà chúng tôi sử dụng VLXKN để thi công. Việc đầu tiên cần làm lúc này là phải có một đơn vị tư vấn thi công độc lập nhằm đánh giá nguyên nhân một cách khách quan nhất. Những bất cập trong việc sử dụng VLXKN cũng đặt ra vấn đề cần có lộ trình trong việc đưa vật liệu không nung vào đời sống. Bởi vật liệu có chất lượng mới đảm bảo được chất lượng của công trình nếu không sẽ gây lãng phí lớn.

Theo ông Trần Ngọc Quang, Sở Xây dựng cần có những cuộc kiểm tra, đánh giá một cách cụ thể về các chỉ tiêu cơ học, lý, hoá... của VLXKN, từ đó có những khuyến cáo đối với nhà thầu, chủ đầu tư khi sử dụng. Khi mở rộng các nhà máy sản xuất vật liệu này, đơn vị sản xuất cần xem xét kỹ những đặc điểm về tình hình thời tiết, khí hậu... của địa phương, tiến hành công bố hợp quy theo đúng quy định. Đồng thời, trong quá trình sản xuất nên chú ý đến chất lượng độ đồng đều của sản phẩm.

Muốn đưa VLXKN vào đời sống, ngoài những chính sách hỗ trợ của Nhà nước, tỉnh thì bản thân nhà đầu tư, nhà thầu, đơn vị thi công, doanh nghiệp sản xuất cần có sự liên kết chặt chẽ. Với doanh nghiệp sản xuất vật liệu phải đầu tư có chiều sâu, ứng dụng công nghệ hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm tạo được chỗ đứng trên thị trường. Phía chủ đầu tư cần quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề, am hiểu về kỹ thuật xây trát, nghiệm thu công trình khi sử dụng VLXKN. Nhà thầu phải tuân thủ kỹ thuật thi công, trang bị đầy đủ kiến thức, thiết bị...đảm bảo thi công theo đúng kỹ thuật nhất định.

Bài, ảnh: HOÀNG LOAN
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kết nối giao thương giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường

Tối 20/4, Cộng đồng kết nối doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ, hộ kinh doanh Việt Nam (OBC) tỉnh tổ chức chương trình kết nối giao thương và kỷ niệm 2 năm thành lập chapter OBC Unity. Sự kiện thu hút 100 khách mời và thành viên là các chủ doanh nghiệp đến từ Huế, Quảng Trị, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh. Tại sự kiện, có 35 gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm.

Kết nối giao thương giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường
Tạo tác động tích cực để phát triển doanh nghiệp bền vững

Chiều 20/4, Liên đoàn lãnh đạo và Doanh nhân trẻ thế giới (JCI) tại Việt Nam, thuộc Hội Doanh nhân trẻ TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Trường đại học Kinh tế Huế tổ chức hội thảo với chủ đề “Lãnh đạo 4.0 – Tạo tác động tích cực và phát triển bền vững”. Hội thảo được tổ chức dành cho các chủ doanh nghiệp (DN), quản lý các cấp, nhân viên và các bạn sinh viên.

Tạo tác động tích cực để phát triển doanh nghiệp bền vững
Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Return to top