ClockChủ Nhật, 20/08/2017 08:10

Cần quan tâm đến gói tín dụng 100.000 tỷ

TTH - Để đưa nền nông nghiệp phát triển, Chính phủ đã có nhiều chính sách, trong đó có chính sách tín dụng. Gói tín dụng 100.000 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao là một “đòn bẩy” quan trọng.

Không biết ở Thừa Thiên Huế, các doanh nghiệp đón nhận chương trình này như thế nào nhưng trong một báo cáo đánh giá toàn diện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh 6 tháng đầu năm 2017, chúng ta thấy không có một đánh giá nào đề cập đến vấn đề  này.

Dù lĩnh vực nông nghiệp có mức tăng trưởng thấp và giá trị đóng góp vào tăng trưởng kinh tế không cao, nhưng nông nghiệp – nông dân – nông thôn luôn là vấn đề lớn trong phát triển. Là vì tỷ lệ dân số sống ở khu vực nông thôn vẫn còn cao và đa phần có mức sống thấp. Hơn nữa, khu vực nông thôn là một vùng đất đai rộng lớn có thể khai thác để đưa lại hiệu quả kinh tế cao hơn như hiện tại. Phát triển được lĩnh vực nông nghiệp, sẽ thúc đẩy cải thiện đời sống người dân, góp phần cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh.

Trải qua hơn 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới kinh tế, mà bắt đầu là đổi mới trong nông nghiệp, nhìn lại, chúng ta có thể thấy nông nghiệp và nông thôn đã có những bước tiến rất dài. Điều quan trọng nhất phát triển nông nghiệp là áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thật để nâng cao năng suất chất lượng cây trồng - vật nuôi đã đạt được nhiều tiến bộ đáng kể. Hiệu quả sử dụng đất trên mỗi đơn vị diện tích cũng được nâng lên ở mức khá cao. Hạ tầng nông thôn được cải thiện nhiều

Tuy nhiên đến thời điểm này, khi mà khoa học công nghệ phát triển như vũ bão; hội nhập khu vực và quốc tế ngày càng sâu rộng, nếu duy trì cách thức vận hành nông nghiệp như thời gian trước đây và kể cả như hiện tại rõ ràng là có nhiều điểm không còn phù hợp. Áp dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp là một xu hướng.

Từ một nền nông nghiệp có điểm xuất phát chưa phải là cao, để chuyển sang nền nông nghiệp công nghệ cao - nghĩa là công nghệ phải là mấu chốt, can thiệp sâu vào sản xuất để nâng cao hiệu quả kinh tế không phải nói là làm được ngay. Nhưng điều quan trọng lúc này, chí ít là nhận thức được tầm quan trọng của nông nghiệp công nghệ cao có vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong hiện tại và tương lai. Để từ đó chúng ta “thiết kế”, chọn bước đi và lĩnh vực phát triển phù hợp.

Ví dụ như Thừa Thiên Huế có thế mạnh về nuôi trồng thủy sản. Thế thì trong nuôi trồng thủy sản nên ưu tiên chọn đối tượng nào để áp dụng công nghệ vào sản xuất? Có phải là nuôi tôm?! Trong nuôi tôm nên chăng chọn khâu đầu tiên là sản xuất con giống. Chúng ta có thời điểm phát triển diện tích nuôi tôm rất lớn nhưng lại không chủ động được nguồn giống tại chỗ. Chưa nói đến công nghệ cao mà chỉ nhìn ở khía cạnh thị trường thì lĩnh vực này đã có nhiều ưu thế để đầu tư. Khi đã thành công trong khâu tạo con giống thì có thể “loang” ra các lĩnh vực tiếp theo như nuôi trồng, chế biến...

Áp dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp chẳng những giải quyết được bài toán chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh tế mà là một yếu tố kiểm soát rủi ro có hiệu quả. Một khi phát triển cây trồng - vật nuôi lên mức độ hàng hóa quy mô lớn mà không kiểm soát được chất lượng, hạn chế các yếu tố tác động thì rủi ro sẽ rất cao. Nhiều lĩnh vực của nền nông nghiệp của chúng ta đang trong tình trạng này.

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng

Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 có hiệu lực từ ngày 1/7/2024 có nhiều quy định kiểm soát chặt chẽ hơn hoạt động tín dụng là chia sẻ của ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh với Báo Thừa Thiên Huế.

Kiểm soát chặt chẽ các hoạt động tín dụng
Tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho phụ nữ

Phụ nữ ngày càng có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế; vì thế việc trao cơ hội tiếp cận tín dụng cho phụ nữ cũng đồng nghĩa trao thêm cơ hội để phụ nữ tự khẳng định mình.

Tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho phụ nữ
Cần phương án đảm bảo an toàn trên tuyến cao tốc và quốc lộ

Mới đây, Cục Đường bộ Việt Nam thông tin, từ ngày 4/4 tới, các đơn vị liên quan triển khai phương án điều tiết xe tải lớn hơn 6 trục (30 tấn), xe sơmi-rơ moóc (xe container), xe khách trên 30 chỗ không đi vào cao tốc Cam Lộ-La Sơn mà được phân luồng đi trên QL1A.

Cần phương án đảm bảo an toàn trên tuyến cao tốc và quốc lộ
Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng: Giảm lãi suất cần nhưng chưa đủ

Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng ngay từ đầu năm là câu chuyện được nhắc đến nhiều nhất trong những ngày đầu năm 2024, nhất là sau hội nghị trực tuyến toàn ngành về đẩy mạnh tín dụng ngân hàng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024. Điều này đủ để thấy, Ngân hàng Nhà nước coi đây là giải pháp quan trọng và xuyên suốt nhằm ổn định thị trường tiền tệ, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2024.

Thúc đẩy tăng trưởng tín dụng Giảm lãi suất cần nhưng chưa đủ

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top