ClockThứ Ba, 11/12/2012 11:42

Cần quan tâm hỗ trợ vốn cho khuyến nông

TTH - Họat động khuyến nông trên địa bàn tỉnh thời gian qua cho thấy nhiều bất cập cần được tháo gỡ, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế nông nghiệp, nông thôn.

Những bất cập

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông lâm ngư tỉnh Trần Quang Phước chỉ ra những yếu kém, bất cập của hoạt động khuyến nông thời gian qua. Đó là, hệ thống khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở chưa hoàn thiện. Lực lượng cán bộ khuyến nông cấp tỉnh chỉ khoảng 39 người, mạng lưới cơ sở chỉ 42 người không đáp ứng yêu cầu. Chính sách hỗ trợ cho mạng lưới khuyến nông viên cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, nên chưa phát huy tốt vai trò và trách nhiệm. Văn phòng làm việc và các trang thiết bị phục vụ công tác còn thiếu, ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công việc.
 

Một đợt tập huấn trồng ngô lai

 
Hạn chế về năng lực công tác, nên một số lĩnh vực khoa học kỹ thuật tiên tiến chưa được chuyển giao đến với nông dân vùng sâu, vùng xa, miền núi. Một số mô hình mới tuy được quan tâm triển khai, nhưng hiệu quả thấp nên không thể nhân rộng, gây lãng phí. Nhiều mô hình đầu tư dàn trải, chưa ứng dụng công nghệ cao. Các mô hình nông nghiệp ở đô thị và mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu còn thiếu quan tâm. Hệ thống khuyến nông chưa đảm bảo nên việc tư vấn, cung ứng dịch vụ cho nông dân còn yếu, lúng túng trong việc xác định cơ chế thu chi trong các hoạt động. Người được hưởng lợi từ dịch vụ chưa chủ động chi trả kinh phí cho đơn vị cung ứng.
 
Xã hội hóa công tác khuyến nông chưa triển khai rộng rãi. Chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế, tổ chức chính trị, xã hội, khoa học, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tự nguyện tham gia hoạt động khuyến nông còn nhiều hạn chế. Công tác quản lý, giám sát hoạt động khuyến nông từ tỉnh đến cơ sở, nhất là khuyến nông tự nguyện chưa được quan tâm đúng mức. Tiêu chuẩn giám sát, đánh giá công tác khuyến nông chưa được xây dựng nên nhiều hoạt động còn chồng chéo, hiệu quả thấp.
 
Kinh phí đầu tư cho hoạt động khuyến nông chưa đáp ứng yêu cầu. Những mô hình đã sản xuất hiệu quả, nhưng việc triển khai nhân rộng đang gặp nhiều khó khăn. Bình quân mỗi năm đầu tư khoảng 3 tỷ đồng, các ban ngành chỉ dừng lại ở việc thực hiện mô hình trình diễn ở một số địa phương, không thể nhân rộng đại trà. Kinh phí cho công tác đào tạo, tập huấn, tuyên truyền, hội thảo chiếm tỷ lệ quá thấp, dẫn đến hiệu quả các mô hình chưa cao. Định mức hỗ trợ thấp, nông dân không có khả năng về vốn đối ứng để xây dựng mô hình trình diễn, nên không có cơ hội tiếp cận với khoa học, kỹ thuật tiên tiến.
 

Mô hình trồng ớt 100 triệu đồng/ha ở Nam Đông cần được nhân rộng

 
 
Điều kiện để nâng hiệu quả
 
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cũng vừa xây dựng đề án phát triển khuyến nông giai đoạn 2012-2025. Theo đề án, các ban ngành liên quan tiếp tục khảo nghiệm và triển khai thực hiện nhiều mô hình khuyến nông mới. Bình quân mỗi năm xây dựng khoảng 25 mô hình khuyến nông trình diễn nhằm chuyển giao khoa học kỹ thuật cho nông dân. Các mô hình được thực hiện chủ yếu là các loại cây trồng mới, chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản mới, an toàn dịch bệnh và bền vững, từng bước đưa vào sản xuất thay thế những mô hình truyền thống hiệu quả thấp.
 
Khu vực nông thôn tỉnh có khoảng 694.804/1.088.822 người trên địa bàn toàn tỉnh. Cơ cấu lao động nông thôn chuyển dịch theo hướng tích cực từ nhóm ngành nông lâm ngư sang công nghiệp và dịch vụ. Tốc độ chuyển dịch còn chậm, giá trị sản xuất trồng trọt vẫn chiếm tỷ lệ cao 68,8%; chăn nuôi phát triển còn thấp, chưa tương xứng chỉ chiếm 27,3%; các dịch vụ khác chỉ 3,9%...
Theo ông Trần Quang Phước, để nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông, tỉnh và các ban ngành cấp trên cần quan tâm, tăng cường hơn nữa việc đầu tư, hỗ trợ vốn cho hoạt động khuyến nông, mỗi năm khoảng 13 tỷ đồng. Việc phân bổ, chuyển giao nguồn vốn cần phải kịp thời để triển khai thực hiện các hoạt động khuyến nông đạt hiệu quả cao. Đó là điều kiện để các ban ngành triển khai nhân rộng các mô hình khuyến nông trình diễn đến nhiều địa phương, chuyển giao khoa học, kỹ thuật sản xuất đến tận từng hộ dân trên địa bàn tỉnh. Các ban ngành tăng cường nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực cán bộ khuyến nông cơ sở thông qua các lớp đào tạo ngắn hạn và dài hạn; tăng cường đầu tư công tác nghiên cứu, tạo ra các giống mới có chất lượng nhằm đưa vào sản xuất mang lại hiệu quả cao.
 
Tỉnh và ngành nông nghiệp cần có chính sách hỗ trợ cho đội ngũ khuyến nông cơ sở và nâng số lượng lên khoảng 172 người; ưu tiên, khuyến khích các cá nhân, nhà đầu tư phát triển các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, các dịch vụ chế biến, bao tiêu và xuất khẩu nông sản. Tỉnh cần có chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước tham gia các hoạt động khuyến nông; tạo điều kiện cho nông dân lựa chọn đối tác cung ứng dịch vụ và hỗ trợ các hoạt động khuyến nông. Các ban ngành xây dựng lộ trình xã hội hóa, thu hút nhiều nguồn lực cho công tác khuyến nông... Những yêu cầu trên được quan tâm đầu tư thoả đáng là điều kiện để nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông.
Bài, ảnh: Hoàng Triều
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Hội Nông dân (HND) các cấp đã giải ngân, tổ chức nhiều dự án (DA) sinh kế mang lại hiệu quả thiết thực cho hội viên, nông dân (HVND).

Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân
Return to top