ClockThứ Tư, 28/05/2014 13:35

Cần rèn luyện và tập vẽ thật nhiều

TTH - Với số điểm 35 (trong đó cả hai môn vẽ là hình hoạ và trang trí đều được 8 điểm), Dương Đình Thành là Thủ khoa ngành Hội hoạ của Trường Đại học Nghệ thuật - Đại học Huế trong kỳ thi tuyển sinh Đại học 2013. Về bí quyết và kinh nghiệm để môn vẽ đạt điểm cao, Thành chia sẻ: khi đã chọn vào Trường đại học Nghệ thuật, trước tiên phải có năng khiếu về vẽ, càng vẽ đẹp thì càng dễ dàng hơn nhưng để đạt điểm cao, thì phải có quá trình rèn luyện và tập vẽ thật nhiều.
Cụ thể về cách học đối với phần thi vẽ trang trí, thì trước tiên phải tập luyện cách pha chế màu các loại để biết cách làm chủ loại màu mà mình muốn vẽ rồi luyện vẽ nhiều đề khác nhau; tìm hiểu thêm cách vẽ của các anh chị đi trước về cách điệu và phối màu phù hợp để chủ động hơn với đề thi và làm bài thi tốt hơn. Thành thường đúc rút kinh nghiệm qua những lần thầy sửa bài, về nhà xem lại bài và tập nét đánh bóng hơn nữa.
Theo em, thí sinh cần lưu ý điểm gì khi làm bài thi đại học môn vẽ? Những sai lầm dễ mắc phải khiến môn vẽ không đạt được điểm cao như mong muốn là gì?
Vào phòng thi trước tiên phải đọc kĩ đề để xác định đúng đề. Môn vẽ được chia làm hai phần là trang trí và hình hoạ. Đối với môn hình hoạ, trước tiên phải nắm bắt được đặc điểm tạo hình của mẫu, tạo khối bằng các kĩ năng mà mình được học về yếu tố sáng tối nhưng hình khối là quan trọng. Dụng cụ sử dụng là bút chì từ HB cho đến 6B nhưng nếu dùng được cả loại EE thì càng tốt vì để nhấn đậm bài hơn. Các bạn thí sinh cần nhớ đem theo tẩy, dao gọt bút chì, kẹp giấy bảng vẽ hình hoạ khi thi.
Về cách vẽ thì theo em, trước tiên phải đo đạc cẩn thận và đặt bố cục cho cân xứng, dựng hình cẩn thận và không đậm quá vì sẽ khó sửa chữa. Sau khi dựng hình ổn rồi thì lên khối cho bài vẽ. Về lên khối thì lên dần dần từ khái quát đến cụ thể chứ không nên tập trung vào một chỗ rồi chăm chút quá vì như thế sẽ khó vẽ và bài vẽ sẽ không đạt điểm cao. Khi cảm thấy hình ổn rồi thì gợi nền...
Còn với bộ môn trang trí, đề đa dạng hơn, có nhiều dạng đề như cổ động, quảng cáo, khung cảnh, diềm tường... Kinh nghiệm của em là phải đọc kỹ đề bởi rất dễ nhầm giữa dạng đề quảng cáo và cổ động. Khi vào phòng thi, sau khi đọc đề xong, xác định được đề, nên dành từ 30 đến 60 phút để phác thảo và lên bài chính. Thời gian còn lại để tô màu. Nếu thời gian phác thảo quá dài sẽ không đủ thời gian để hoàn thành bài. Nhớ là trước khi đi thi, các bạn nên rèn luyện kỹ năng tô màu thật nhanh để khi vào phòng thi không bị hồi hộp vì sợ không đủ thời gian. Khi làm bài, nên dành buổi sáng để dựng hình và kiểm tra lại hình cho đúng, buổi chiều đánh bóng và dành khoảng 15 phút cuối để xem xét lại tổng quát bài của mình, nếu thấy chỗ nào không hợp lý thì sửa lại. Trường hợp gần hết giờ mà vẫn chưa xong thì các bạn phải cố gắng bình tĩnh để hoàn thành nốt bài thi.
Để theo đuổi ước mơ trở thành sinh viên nghệ thuật, những tố chất gì là quan trọng?
Muốn là một sinh viên nghệ thuật thì vẽ giỏi hay không không quan trọng vì vẽ có thể luyện tập nhưng nhất định phải có lòng đam mê. Nếu không có lòng đam mê thì sẽ không học được và dễ chán nản. Kèm theo niềm đam mê là sự ham học hỏi vì như thế sẽ giúp ta tiến mau hơn hay nói cách khác là “lên tay”.
Ngọc Hà (thực hiện)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tổ chức thi thử tốt nghiệp THPT cho học sinh lớp 12

Trong hai ngày 16 và 17/4, tất cả học sinh lớp 12 trên toàn tỉnh tham gia làm bài thi khảo sát theo đề chung, được tổ chức như kỳ thi tốt nghiệp THPT. Đây được xem là bước khảo sát kiến thức trước khi bước vào kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Tổ chức thi thử tốt nghiệp THPT cho học sinh lớp 12
Để ôn thi các môn khoa học xã hội hiệu quả

Vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đã công bố lịch thi tốt nghiệp THPT năm 2024, vào các ngày 26, 27, 28, 29 tháng 6. Như vậy, chỉ còn chưa đầy ba tháng nữa, các em học sinh sẽ bước vào kỳ thi quan trọng đánh dấu ngưỡng cửa bước vào tương lai.

Để ôn thi các môn khoa học xã hội hiệu quả

TIN MỚI

Return to top