ClockThứ Bảy, 09/09/2017 09:44

Cần sòng phẳng

TTH - Từ ngày phở Bắc Tràng An chuyển đến cơ sở mới ở phía đông đường Điện Biên Phủ, thấy quán sáng sủa, vệ sinh, lịch sự hơn hẳn. Và hình như cũng vì vậy mà thực khách ghé quán cũng có vẻ như đông hơn.

Mừng cho hiệu phở ăn nên làm ra, nhưng cũng... rất phiền lòng vì điều đó. Ấy là bởi, hiệu phở gần như nằm đối diện với ngã ba Thanh Hải- Điện Biên Phủ (ĐBP). Buổi sáng, thực khách đến ăn, ô tô nhiều khi đỗ 2 dãy dài suốt 2 bên đường ĐBP. Có nhiều chiếc bất chấp luật lệ đỗ sát ngay góc cua. Đó cũng là giờ mà cư dân miệt Quảng Tế, Thủy Xuân đổ ra để đi làm, đi học. Ra đến ngã ba này, bị "hàng rào xe" che chắn, không tài nào quan sát được xe cộ lưu thông trên đường ĐBP nó ra sao để mà xử lý. Người cẩn thận thì dừng lại cố rướn cổ vươn đầu quan sát mới dám đi; có người vì vội vàng, hoặc vì thói quen quán tính cứ... hiên ngang vọt thẳng xe ra, rất nguy hiểm! Ngày nào cũng phải qua nút giao thông này, quả thật trong tôi cứ bị mối bất an ám ảnh.

Trên tuyến đường ĐBP này, khu vực có nhà hàng Không gian xưa cũng rơi vào tình trạng tương tự. Giờ tan sở bữa trưa cũng là giờ mà thực khách đổ đến nhà hàng. Ô tô các loại dừng đỗ, quay đầu tràn ra 2 bên đường, dòng người xe trở về nhà sau giờ học, giờ làm đông đúc khiến khu vực này nhiều lúc bị nghẽn lại do tình trạng "thắt cổ chai", rất phiền phức và mất an toàn giao thông.

Không chỉ có đường ĐBP, một số tuyến đường khác trong thành phố cũng có tình trạng "đồng dạng". Đơn cử như tại một số hội nghị, giao ban, anh em báo chí phản ánh ở trung tâm hội nghị tiệc cưới Happy Land (đường Tố Hữu), hễ có lễ cưới tổ chức là vỉa hè và cả khu đất dành cho công viên phía trước bị trưng dụng cho bỏ xe máy, đậu đỗ ô tô...

"Đôi lúc dựng chiếc xe máy để mua gì đó ở một cửa tiệm bên đường là bị công an thổi, một gánh hàng rong vừa đặt xuống trên vỉa hè là bị trật tự đô thị đẩy đuổi, trong lúc đó các nhà hàng, trung tâm tiệc cưới "trưng dụng" lòng đường, vỉa hè như vừa kể thì dường như được nghiễm nhiên cho tồn tại (?). Như vậy liệu có công bằng?" - Đó là chất vấn mà không ít nhà báo đã đặt ra.

Thông cảm và mừng cho doanh nghiệp đắt khách, nhưng rõ ràng hoạt động kinh doanh mà làm tổn hại quyền lợi của cộng đồng là điều không hợp lý. Cần phải tính đến chuyện có mặt bằng cho đậu đỗ các phương tiện giao thông mới cho phép hoạt động. Còn không, phải quy hoạch hợp lý để cho thuê vỉa hè, lòng đường một cách công khai, minh bạch; dùng tiền ấy phục vụ lại cho các lợi ích khác của cộng đồng. Thế mới sòng phẳng.

Thượng Bích

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Nét Huế” ở đất Tràng An

Từ lâu, Huế đã được mệnh danh là “Kinh đô ẩm thực” của Việt Nam. Trong số các món ngon của Huế, bún bò Huế là món “phủ sóng” ở nhiều tỉnh, thành trong nước. Chỉ riêng Hà Nội có cả trăm hàng kinh doanh món ăn này. Nhưng để tạo được sự thanh tao “nét Huế” cho món ăn cũng như không gian thưởng thức “rất Huế”, thì không phải ai cũng đủ kiên nhẫn để theo đuổi.

“Nét Huế” ở đất Tràng An
“Gặp” Tràng An ở xứ Thanh

Chuyến công tác cuối năm đến Thanh Hóa, chúng tôi may mắn có dịp được ghé thăm khu danh thắng Kim Sơn. May mắn vì bởi đây là lần đầu tiên chúng tôi được đặt chân đến địa danh này, và cảm thấy bất ngờ như bắt gặp một Tràng An thu nhỏ giữa xứ sở Lam Kinh.

“Gặp” Tràng An ở xứ Thanh
Trách nhiệm và sòng phẳng

Mới đây, trên một số tờ báo đưa tin về việc 3 cán bộ của thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu thỏa thuận...

Trách nhiệm và sòng phẳng
Chuyện nhà in Đắc Lập ở Huế

In ấn và báo chí là lĩnh vực công nghiệp văn hóa đặc trưng từng rất phát triển ở kinh đô Huế từ đầu thế kỷ XX, với sự hội tụ của nhiều doanh nghiệp cả nước, nhằm truyền bá tư tưởng, giáo dục truyền thống và khơi dậy lòng tự hào của quốc dân đồng bào. Có thể kể đến vai trò nổi bật của cụ Huỳnh Thúc Kháng đến từ xứ Quảng với báo Tiếng Dân, nhà in Tiếng Dân; cụ Viễn Đệ xứ Huế với hãng dầu Khuynh Diệp và nhà in Viễn Đệ, nhất là sự đóng góp to lớn của một doanh nhân miền Bắc: cụ Bùi Huy Tín với nhà in Đắc Lập và báo Tràng An.

Chuyện nhà in Đắc Lập ở Huế
Linh

Cháu tên Linh. 17 tuổi cô ạ. Cô bé gần như chỉ trả lời theo kiểu hỏi gì đáp nấy. Vẻ ngại ngần của Linh làm tôi nghĩ, chắc mình sẽ không gợi được nhiều thông tin như lần trước, khi ghé thăm Tràng An. Chỉ khác là Linh trông khỏe khoắn và xốc vác hơn Thoa nhiều khi chống thuyền một cách mạnh mẽ và dứt khoát vào bến Vũng Trắm để đón khách. Lúc đó tôi cũng không biết, cô bé chèo chuyền đưa mình đi thăm Tam Cốc (Ninh Bình) chỉ bằng tuổi bé út ở nhà.

Linh
Return to top