ClockThứ Ba, 07/10/2014 14:20

Cần tác động từ nhiều phía

TTH - Hiện nay, có rất nhiều bạn trẻ quan tâm, yêu thích nghệ thuật truyền thống, như ca Huế, tuồng, chầu văn, các điệu lý...Tuy nhiên, nếu không có chiến lược phù hợp, thì sự thờ ơ của giới trẻ chỉ còn là vấn đề thời gian.
Ca Huế thính phòng

Không quay lưng

Ai đã một lần đến với ca Huế thính phòng tại Bảo tàng Văn hóa Huế thì không thể không ngạc nhiên khi đến đây đa số là các bạn trẻ. Hầu hết là sinh viên đang theo học tại các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn, nhiều nhất từ Học viện Âm nhạc Huế.
Hầu như buổi biểu diễn nào, Nguyễn Hoàng Thiên Thu và một số bạn đang học tại khoa Âm nhạc Truyền thống, Học viện Âm nhạc Huế cũng có mặt để thưởng thức và tìm hiểu sâu hơn về ca Huế, phục vụ việc học tập. Thu cho biết: “Từ nhỏ em đã yêu thích nghệ thuật truyền thống, riêng ca Huế em càng yêu thích hơn vì lúc nhỏ ngày nào bà cũng hát cho em nghe. Em đến đây không chỉ mục đích phục vụ cho việc học tập mà còn muốn được sống lại những giây phút của ngày xưa”.
Ngồi một mình, chăm chú nghe các bà, các cô, các chị hát những bài bản ca Huế, Lê Xuân Định, khoa Kiến trúc, ĐH Khoa học Huế nói: “Đây là lần đầu tiên em đến với thính phòng này. Em rất thích tìm hiểu và thưởng thức nghệ thuật truyền thống, vì thấy nó hay và thi vị. Em sẽ kể cho các bạn em biết, tin chắc rất nhiều bạn khác sẽ đến xem”.
“Mục đích chính của ca Huế thính phòng là nhằm bảo tồn ca Huế và tạo ra một diễn đàn cho các nghệ sĩ hoạt động. Khi thấy các bạn trẻ đến đây, không chỉ xem mà giao lưu, tìm hiểu về ca Huế, nhiều em còn xin được biểu diễn, những nghệ sĩ lớn tuổi như tôi cảm thấy quá vui mừng và phấn khởi. Đó là động lực để chúng tôi còn tiếp tục đến đây để biểu diễn phục vụ giới mộ đạo, bảo tồn nghệ thuật truyền thống này”, nghệ sĩ Quỳnh Hoa chia sẻ.
Hiện nay, vẫn còn thiếu các địa điểm biểu diễn nghệ thuật truyền thống. Ngoài ca Huế thính phòng, không còn một địa điểm biểu diễn mang tính cộng đồng nào. Ngay cả ca Huế thính phòng cũng đang gặp rất nhiều khó khăn về kinh phí tổ chức, khi những buổi diễn đều miễn phí. Những nghệ sĩ này vẫn còn cuộc sống riêng, nếu đến tham gia biểu diễn một số buổi thì họ sẵn lòng chứ qua quá trình dài thì rất khó. Bởi thế, ca Huế thính phòng rất cần có sự quan tâm, sự hỗ trợ của Nhà nước để tiếp tục hoạt động. Nghệ sĩ Quỳnh Hoa cho biết, trước đây thính phòng quy tụ hầu hết các nghệ sĩ, nghệ nhân ca Huế hàng đầu, giờ chỉ còn một số người, đây là những người quá yêu, quá muốn truyền lại ca Huế lại cho thế hệ trẻ.
Phải thông qua giáo dục
 Nhiều bạn trẻ vẫn còn yêu thích và đến xem ca Huế thính phòng
 
Theo nghệ sĩ nhân dân, đạo diễn Nguyễn Ngọc Bình, Giám đốc Nhà hát nghệ thuật Ca kịch Huế: “Đừng trách giới trẻ hiện nay không thích nghệ thuật truyền thống. Những loại hình này mang tính bác học và cung đình nên rất kén khán giả. Bởi vậy, khi tương tác nghệ thuật truyền thống cần có sự thay đổi, vẫn giữ những giá trị mang tính bản sắc nhưng phải thay đổi và phát huy những giá trị khác, phù hợp hơn với đời sống hiện nay. Tiết tấu âm nhạc có thể nhanh hơn, khi giới thiệu có thể diễn giải thêm nguồn gốc, ý nghĩa để giúp người thưởng thức có cái nhìn sâu sắc hơn”.
“Để giới trẻ không quay lưng với nghệ thuật truyền thống, điều quan trọng nhất và mang chiến lược lâu dài là giáo dục âm nhạc truyền thống cho các em. Tức là, dạy cho các em kiến thức về nhạc lý từ nhỏ, cho các em thẩm thấu qua thời gian dài thì các em sẽ có mỹ cảm về âm nhạc truyền thống. Khi đó, tự khắc các em sẽ yêu thích và đến với nghệ thuật truyền thống”, Nhà nghiên cứu Nguyễn Xuân Hoa chia sẻ.
Nhà thơ Võ Quê, chủ nhiệm CLB ca Huế thính phòng cho rằng: “Không chỉ có ca Huế mà muốn giữ gìn giá trị của tất cả các loại hình truyền thống khác như kiến trúc, ẩm thực, hội họa, nhã nhạc… phải thông qua giáo dục. Hiện nay, chủ trương đưa nghệ thuật truyền thống vào nhà trường đã có nhưng chưa có trường nào quan tâm. Nếu nhà trường nào có nhu cầu mời chúng tôi đến để giảng dạy, giới thiệu cho các em biết về bộ môn này, chúng tôi sẵn sàng”.
Đạo diễn Ngọc Bình cho biết: “Trước đây, ở tỉnh đã có hai lần triển khai Sân khấu học đường, một lần với nghệ thuật tuồng và một lần với dân ca (ca Huế). Tuy nhiên, phương pháp thực hiện không phù hợp. Có trường chỉ chọn ra một số em, thuê những nghệ sĩ về dạy, dàn dựng rồi tổ chức buổi thi lấy thành tích. Sau đó, các em không còn nhớ gì về nghệ thuật truyền thống. Lẽ ra, phải tổ chức những buổi ngoại khóa, những buổi sinh hoạt để các em tiếp xúc, tự hiểu về nghệ thuật truyền thống, khơi dậy tính tò mò trong các em, rồi em sẽ thích và yêu nghệ thuật truyền thống sẽ phát huy hiệu quả hơn”.
Bài, ảnh: Đức Quang
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

23 năm nhớ Trịnh Công Sơn

Kỷ niệm 23 năm ngày mất nhạc sĩ Trịnh Công Sơn (1/4), nhiều hoạt động âm nhạc được tổ chức để tưởng nhớ người nhạc sĩ tài hoa. Ngoài âm nhạc, gia đình cố nhạc sĩ chuyển hướng sang các hoạt động tưởng nhớ thiết thực, ý nghĩa hơn.

23 năm nhớ Trịnh Công Sơn
Đón Tết muộn

Dịp tết Nguyên đán, nhiều chương trình nghệ thuật được tổ chức để mang đến cho mọi người không khí vui tươi của năm mới; trong đó, không thể không nói đến sự cống hiến của các nghệ sĩ. Biểu diễn xuyên Tết phục vụ khán giả, năm nào họ cũng đón Tết muộn.

Đón Tết muộn
Sỹ Thiên và niềm đam mê nhạc cụ truyền thống

Yêu thích và đam mê thổi sáo từ những ngày còn bé, chàng trai trẻ Đào Bá Sỹ Thiên (sinh năm 1999) đã miệt mài gắn bó với loại nhạc cụ truyền thống này của dân tộc hơn 5 năm nay. Tiếng sáo du dương, bay bổng của Thiên đã để lại nhiều dấu ấn ngọt ngào trong cảm xúc người nghe.

Sỹ Thiên và niềm đam mê nhạc cụ truyền thống
Return to top