ClockChủ Nhật, 13/09/2015 09:47

Cần tạo thêm cơ hội cho các cây bút trẻ

TTH - “Bây giờ kinh tế thị trường với nhiều ngành nghề khác nhau, văn chương chữ nghĩa mấy ai để ý tới, ai dũng cảm lắm mới theo nghề văn”, nhà văn Hồ Đăng Thanh Ngọc, Tổng Biên tập Tạp chí Sông Hương, Chủ tịch Hội Nhà văn (HNV) Thừa Thiên Huế, chia sẻ.
Các cây bút trẻ trong một lần đi thực tế để sáng tác

“Quý lắm rồi”

Chiều tan sở, chúng tôi và nhà văn trẻ Lê Vũ Trường Giang, HNV Thừa Thiên Huế cùng hẹn nhau ở một quán cà phê trên đường Phạm Hồng Thái. Anh chỉ hơn tôi hai tuổi nhưng nhìn vào cứ tưởng hơn chừng mười, có lẽ vì “cái nghiệp” đang theo khiến anh “già trước tuổi”.
Sau ít phút chuyện gia đình, tuổi tác, vợ con…chúng tôi bắt đầu nói về nghề viết văn, cuộc sống của một cây bút trẻ đang dần xây dựng được tên tuổi trong giới văn nghệ sĩ. Anh chia sẻ: “Viết văn thì ai cũng viết được, nhưng viết với văn phong như thế nào? có thể hiện được cái tôi riêng, hay không thể thoát ra được những cái bóng quá lớn của các nhà văn tiền bối. Trước khi là nhà văn thì phải là nhà văn hóa, phải am hiểu nhiều lĩnh vực của cuộc sống, cách nhìn nhận một vấn đề có chiều sâu. Theo mình, phải đi để biết nhiều thứ, tăng thêm vốn sống thông qua những biến động của cuộc sống xung quanh…; đọc nhiều, học hỏi phong cách viết của nhiều người để định hướng riêng cho mình, những cái mà mình còn thiếu và yếu; sau đó là viết”.
Tiêu chí để vào HNV Thừa Thiên Huế là những công dân có quốc tịch Việt Nam đang hoạt động ở lĩnh vực văn học, có hộ khẩu thường trú tại Thừa Thiên Huế, có tác phẩm đã xuất bản và được đánh giá có giá trị văn học nhất định, tự nguyện tham gia và tán thành điều lệ Hội.
Qua tham khảo một số nhà văn, nếu chỉ sống bằng nghề viết văn thôi thì sẽ không bao giờ trụ lâu dài được. Nhiều nhà văn cho biết, thông thường một truyện ngắn viết nhanh thì khoảng vài ngày, chậm hơn thì nửa tháng, thậm chí nhiều hơn thế. Nếu tác phẩm có chất lượng sẽ được đăng ở tạp chí nào đó, như nhuận bút được trả trung bình khoảng 1-2 triệu đồng tùy vào tạp chí. Chẳng hạn như ở Tạp chí Sông Hương, một truyện ngắn có nhuận bút khoảng 1 triệu đồng, nhưng khả năng được đăng thì không ổn định nên người cầm bút rất khó để sống với nghề. Vì vậy, đối với hầu hết các nhà văn ở Huế, viết văn chỉ là nghề “tay trái”, họ còn làm nhiều công việc chuyên môn khác nữa.
Trong một lần chia sẻ gần đây, nhà văn Nguyễn Xuân Hiển, HNV Thừa Thiên Huế cho rằng, trong nhịp sống của cuộc sống thị trường, với nhiều ngành nghề để chọn thì rất ít người chọn “kiếp long đong” (nhà thơ Nguyễn Bính) là nghề theo đuổi cho cả cuộc đời. Chỉ những người thật sự đam mê và có những điều kiện cá nhân thuận lợi mới “trụ nổi” với nghề viết văn.
Tình trạng “đãi cát tìm vàng” trong lĩnh vực văn chương là hiện tượng chung của cả nước chứ không riêng gì Thừa Thiên Huế. Điều đáng mừng, dù ít nhưng cũng có một vài tên tuổi làm “yên lòng” thế hệ đi trước. Nhà văn Nguyễn Khắc Phê tâm sự: “Vài năm trở lại đây, các nhà văn trẻ dù không nổi đình đám, nhưng có rất nhiều triển vọng, qua từng thế hệ vẫn có những nhà văn tài năng. Từ thế hệ như chúng tôi, rồi qua những thế hệ nhà văn sau này, đặc biệt là những nhà văn trẻ 20, 30 tuổi Lý luận phê bình có Phan Tuấn Anh, truyện ngắn có Lê Minh Phong, Nhụy Nguyên, Lê Vũ Trường Giang…và một cây bút rất trẻ đầy tài năng là Meggie Phạm đã có 5 tiểu thuyết được Nhà xuất bản Trẻ cấp phép. Nhìn nhận một cách công bằng như vậy là quý làm rồi”.
 
Tự nỗ lực là chính
Nhà văn Lê Vũ Trường Giang chia sẻ thêm: “Khi mới vào nghề chủ yếu các nhà văn trẻ đều tự nỗ lực là chính. Lúc chập chững viết những dòng văn đầu tiên thì viết theo cảm hứng tùy thích, không có sự định hướng rõ ràng. Sau đó, nhờ sự góp ý của một số người đi trước phần nào giúp những nhà văn trẻ tìm được con đường riêng.
 “Ở Huế, các cuộc thi về sáng tác văn chương quá ít. Theo tôi, thông qua những cuộc thi thì mới có thể phát hiện những cây bút trẻ tài năng. Các buổi giao lưu về văn chương, văn học cũng ít. Vì vậy, cần tăng cường tổ chức những buổi giao lưu, gặp gỡ giữa các nhà văn lớn và các cây bút trẻ ở các trường ĐH, CĐ và các em học sinh yêu thích viết văn, nhằm tạo cơ hội để các cây bút trẻ lắng nghe những chia sẽ, góp phần định hướng cho văn phong của mình. Tuy nhiên, vướng mắc lớn nhất là kinh phí để tổ chức những cuộc thi này, để tổ chức một cuộc thi nào đó rất tốn kém, mà kinh phí của HNV Thừa Thiên Huế thì khá hạn chế”, nhà văn Nguyễn Xuân Hiển nhận định.
Mặt khác, giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô được tổ chức 5 năm một lần, nhưng số lượng giải thưởng có hạn, lại dàn trải nhiều lĩnh vực khác nhau, nên không phải tác phẩm văn chương nào cũng dể đạt giải. Hơn thế, các cây bút trẻ khó có thể cạnh tranh giải thưởng với các nhà văn lớn vì độ sâu, sức nặng của tác phẩm chắc chắn sẽ không bằng.
Bài, ảnh: Đức Quang
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để sách luôn là người bạn thân thiện

“Cho dù thế giới phát triển đến mức độ nào thì việc đọc sách vẫn có giá trị của riêng nó và khó mà thay thế. Bởi vì, đọc sách là một trong những yếu tố quan trọng để định hình nhân cách và phát triển tư duy. Như lời Terfaut: "Một quyển sách có thể quyết định cuộc đời hay dở của một đứa trẻ’, ông Hoàng Trọng Thủy, Trưởng Văn phòng Dự án Tổ chức Zhi-Shan Foundation tại Việt Nam, người sáng lập Dự án “Làm bạn với sách” chia sẻ. Nói về ý tưởng hình thành dự án ý nghĩa này, ông Hoàng Trọng Thủy cho biết:

Để sách luôn là người bạn thân thiện
Trùng tu di tích đình làng

Là địa phương có khá nhiều đình làng và di tích văn hóa lịch sử, thời gian qua TP. Huế ưu tiên nguồn lực bố trí vốn đầu tư nâng cấp, trùng tu các công trình đình làng nhằm góp phần bảo tồn và phục hồi, hướng đến tổ chức các hoạt động văn hóa, du lịch tại các di tích.

Trùng tu di tích đình làng

TIN MỚI

Return to top