ClockThứ Sáu, 21/10/2016 13:46

Cẩn thận với nấm

TTH - Mưa, độ ẩm cao nên mùa thu là thời điểm nấm sinh sôi nảy nở. Bên cạnh các loại nấm lành, ăn được, ăn ngon, còn có các loại nấm độc, hình dáng dễ lẫn lộn, nguy hiểm cho người sử dụng.

Nấm thường mọc ở rừng, trên các  khu đất hoang ẩm thấp, có nhiều lá mục, xung quanh và trên thân các cây bóng mát, cây cổ thụ. Thông thường, nấm độc có màu sắc sặc sỡ, dễ phân biệt. Tuy nhiên, không phải bất cứ nấm độc nào cũng có màu sắc dễ nhận biết, dễ phân biệt.

Nên cẩn thận với những cây nấm mọc hoang thường xuất hiện vào thời điểm nhiều mưa, ẩm ướt

Sau đợt mưa liên tục mới đây, gần khu vực chúng tôi ở mọc lên những cụm nấm màu trắng, trông ngon mắt. Nhìn kỹ, rất dễ nhầm chúng với nấm mối, hay nấm mồ côi, là các loại nấm mọc vào mùa mưa, có màu trắng, ăn ngon và bổ, trở thành đặc sản ẩm thực, giá cả không hề rẻ.

Thấy nấm trắng nõn, không có màu sắc sặc sỡ nhưng không ai hái, tôi tò mò hỏi một vị cao niên sống ở vùng này lâu năm. Cụ cười bảo, người lạ mới đến không biết chứ ai sống lâu ở đây cũng phân biệt được, đó không phải là nấm hiền. Dù có màu trắng nõn ngon mắt nhưng nhìn kỹ, mặt trên tai nấm vẫn có một lớp phấn vàng nhẹ, điểm lác đác. Khi già, lớp dưới tai nấm ngả màu sậm. Loại nấm này ăn vào có thể gây ngứa, mẩn đỏ do dị ứng.

Để phân biệt nấm lành, nấm dữ cũng không dễ. Có lẽ đây là nguyên nhân gây ra những vụ ngộ độc nấm, dù người ăn phải nấm độc là dân địa phương. Người sử dụng cần cảnh giác, không nên tự ý nhổ nấm về chế biến để ăn. Đặc biệt với trẻ nhỏ. Điều kiện ở nông thôn, nhiều gia đình  bố mẹ bận đi làm, các cháu ở nhà, thấy nấm, ngỡ là ăn được nên tự ý nhổ, đem nướng, xào nấu để ăn khi vắng mặt người lớn, sẽ nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng.

Ngành y tế và các tổ chức, đoàn thể hàng năm nên có các hoạt động phổ biến kiến thức nhận biết nấm lành, nấm độc cho người dân để phòng tránh ngộ độc do dùng phải nấm dữ. Đơn giản nhất là ở những nơi công cộng như trạm xá xã, bệnh viện, trụ sở UBND xã, trụ sở hợp tác xã… nên có áp phích, hình ảnh về các loại nấm lạ, nấm độc và cách phân biệt để người dân có kiến thức về nấm, phân biệt được nấm lành và nấm độc. 

Thu Hà

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Cẩn thận, linh hoạt, khoa học”

18 năm liên tục là “chiến sĩ thi đua”, nhiều lần nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công an, Trung ương Đoàn và UBND tỉnh là những thành tích nổi bật của Trung tá Châu Ngọc Tịnh, Đội trưởng Đội Tổng hợp Công an huyện Phong Điền.

“Cẩn thận, linh hoạt, khoa học”
Cẩn thận là cần thiết

Ngày 16/9, tỉnh đã mở giãn cách phòng chống dịch và chấp nhận cho người từ Đà Nẵng vào Huế mà không cần phải có xét nghiệm PCR âm tính với SARS-CoV-2. Quyết định này cũng được thực hiện với người từ Hải Dương đến Huế. Dù trước đó hai ngày (14/9), trong cuộc họp giao ban của Ban chỉ đạo Phòng chống dịch bệnh COVID-19 tỉnh, thời gian dự kiến để mở cửa giãn cách cho người Đà Nẵng vào Huế là 24/9 và Hải Dương là sau 30/9, nếu hai địa phương này không phát hiện trường hợp nhiễm COVID-19 mới.

Cẩn thận là cần thiết

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top