ClockThứ Bảy, 01/11/2014 14:33

Cần tháo gỡ “điểm nghẽn” trong quản lý rừng

TTH - Việc quy hoạch 3 loại rừng ở cấp quốc gia được thực hiện theo quy mô tiểu khu; ở cấp tỉnh theo khoảnh. Lô quy hoạch vẫn chưa được đề cập; trong lúc đó, đây chính là đơn vị để tổ chức sản xuất lâm nghiệp.

Khảo sát quy hoạch rừng ở A Lưới

Quy định đã rõ

Thông tư số 57/2007/TT -BNN ngày 13-6-2007 của Bộ Nông nghiệp &PTNT quy định tại khoản 1: "…Lô có diện tích trung bình 10 ha, có trạng thái rừng hoặc đất LN tương đối đồng nhất."

Theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (BV&PTR), rừng được chia thành 3 loại: đặc dụng (ĐD), phòng hộ (PH), sản xuất (SX). Vì vậy, khác với các ngành kinh tế khác, có thể nói ngành lâm nghiệp (LN) là ngành “kinh tế - môi trường”, trước khi quy hoạch (QH) sử dụng phải xác định nó thuộc loại rừng gì. QH 3 loại rừng là tiền đề để lập QH BV&PTR. Để quản lý rừng, đơn vị phân loại rừng của ngành LN là tiểu khu (TK), khoảnh (K), lô (Điều 42, Nghị định số 23/2006/NĐ-CP).
Với quy mô bình quân 1.000 ha/TK, là để QH 3 loại rừng trên thực tế đã tỏ ra bất cập vì quá lớn, không giúp chủ rừng nắm chắc được tình hình rừng cụ thể nên không tạo được sự linh hoạt và hiệu quả trong quản lý cũng như sử dụng rừng. Ngoại trừ rừng đặc dụng, đòi hỏi phải quản lý rất nghiêm ngặt, người viết bài này từng đề xuất ý tưởng QH 3 loại rừng “trong PH có SX và trong SX có PH”. Ý tưởng này đã được sự đồng tình ủng hộ và pháp quy hóa nên QH 3 loại rừng ở cấp tỉnh đã thực hiện đến K với quy mô bình quân 100 ha/K. Như vậy, trong 1 TK rừng PH có thể có những K SX và ngược lại.
QH đến K là 1 bước tiến lớn của quản lý rừng, giúp cho người sử dụng rừng nắm chắc hơn, cụ thể hơn và có động lực hơn để sử dụng rừng, đất LN tốt hơn, mang lại hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên, trên thực tế, trong một K có nhiều dạng địa hình và tính chất đất đai khác nhau; đối với rừng tự nhiên còn có tổ thành loài cây khác nhau nên đòi hỏi phải có phương án quản lý, sử dụng khác nhau. Trong 1 K rừng tự nhiên có 1 lô rừng có những cây huê mộc vàng, tức là cây sưa tên khoa học là Dalbergia tonkinensis Prain, một loại cây gỗ quý hiếm, giá trị 1m3 hàng tỷ đồng, nên trong những năm gần đây đã bị lâm tặc “săn lùng” rất ráo riết thì phải có cách tổ chức quản lý, bảo vệ khác hẵn so với các lô khác.
Điểm đáng lưu ý là, Nhà nước quy định chủ rừng được trồng xen cây nông nghiệp, cây dược liệu trong rừng PH đầu nguồn, rừng PH chắn gió, chắn cát bay, rừng PH chắn sóng lấn biển nhưng không làm ảnh hưởng đến khả năng PH của rừng; được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để SX nông, ngư nghiệp kết hợp với tỷ lệ không quá 30% (khoản 2, điều 33, Quyết định 186/2006/QĐ -TTg); đối với rừng SX là rừng trồng có mức độ xung yếu về PH, được khai thác 50% diện tích theo băng hoặc theo đám (điểm 8.3, khoản 8, Thông tư số 99/2006/TT-BNN ngày 06-11-2006 của Bộ NN&PTNT).
Nội dung của các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật nói trên đã thể hiện rõ quan điểm trong PH có SX, trong SX có PH.
 
“Điểm nghẽn”
Vấn đề cần quan tâm từ chính quy định ở trên là đã cho phép chủ rừng sử dụng đất trống trong rừng PH để SX nông, ngư nghiệp, vậy tại sao không quy định thêm cả trồng rừng kinh tế; không lẽ trồng lúa, trồng sắn được còn trồng rừng không được!? Không quy hoạch theo lô, lại không quy định được trồng rừng kinh tế đã dẫn đến hệ lụy cho những chủ rừng trồng keo trên đất dốc thoải thuộc QH PH, đến tuổi thành thục nhưng lại không được khai thác vì không có quy định, đến khi cây đã quá tuổi thành thục bị rỗng ruột, giá trị giảm, không khai thác, gây lãng phí.
Vì vậy cần sớm đề xuất bổ sung quy định được phép trồng rừng SX (như SX nông, ngư nghiệp kết hợp) trong QH rừng PH; đồng thời, để thực hiện được các quy định trên rõ ràng phải thực hiện QH 3 loại rừng đến đơn vị lô. Như vậy, không dừng lại QH ngang K (SX hay PH), mà trong K SX có lô PH và ngược lại trong K PH có lô SX, lô nông lâm kết hợp. Trách nhiệm xây dựng và phê duyệt QH này nên giao cho UBND cấp huyện và tương đương. Đối với diện tích rừng thuộc các đơn vị LN Nhà nước quản lý nên giao cho Sở Nông nghiệp &PTNT chỉ đạo chủ rừng xây dựng và Sở phê duyệt. Mặt khác, bên cạnh QH 3 loại rừng, ngành LN còn xây dựng QH BV&PTR. Nên chăng cần xem xét để gộp 2 loại QH này thành một sản phẩm QH LN để bảo đảm có tính hệ thống, liên tục và giảm bớt chi phí không cần thiết; đồng thời quy định 3 cấp quản lý QH LN: Trung ương cấp tiểu khu; tỉnh cấp khoảnh; huyện và chủ rừng nhà nước cấp lô.
Những người làm LN tiền bối từng nói “ruộng có thửa, rừng có lô”. Và trong lúc đất ở, đất nông nghiệp đã quản lý đến từng mét vuông thì LN cũng phải tính đến quản lý chặt chẽ đến từng lô rừng. Nhất là trong bối cảnh việc sử dụng máy định vị đối với những người làm quản lý LN đã là phương tiện kỹ thuật tối thiểu để hoạt động quản lý rừng. Có thể khẳng định vấn đề đã thật sự chín muồi và một quy định thành văn của cấp trên là điều đang mong đợi của các chủ rừng. Làm được như vậy sẽ góp phần tháo gỡ điểm nghẽn lâu nay trong quản lý rừng, tạo điều kiện cho chủ rừng trồng rừng kinh tế kết hợp với SX nông nghiệp trong rừng PH; bảo đảm quản lý và sử dụng đúng mục đích hơn, có hiệu quả cao hơn rừng và đất rừng, mang lại nhiều sản phẩm cho xã hội, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống của những người làm nghề rừng.
Bài, ảnh: Võ Văn Dự
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng phó hạn, mặn

Diễn biến thời tiết phức tạp, nắng nóng dự báo gay gắt kéo dài khiến nguy cơ thiếu nước sản xuất nông nghiệp và xâm nhập mặn.

Ứng phó hạn, mặn
Xung kích trên mặt trận kinh tế

Phát huy vai trò xung kích, các cấp bộ Đoàn ở Hương Trà đã có nhiều hoạt động tích cực tham gia xây dựng thị xã, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển. Nổi bật trong đó là phong trào phát triển các mô hình kinh tế do thanh niên làm chủ...

Xung kích trên mặt trận kinh tế
Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

Các biện pháp phòng, chống được triển khai đồng bộ, có hiệu quả nên đến thời điểm này, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) chưa xảy ra. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, tái bùng phát dịch bệnh GSGC.

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm
Chủ động ứng phó nguy cơ cháy rừng

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, ông Lê Ngọc Tuấn trao đổi, mùa nắng nóng được dự báo bắt đầu từ những ngày cuối tháng 3 này. Cơ quan khí tượng thủy văn cảnh báo nắng nóng diễn ra gay gắt, diễn biến phức tạp khiến rủi ro, nguy cơ cháy rừng cấp độ cao. Hầu hết các cánh rừng trên địa bàn tỉnh, nhất là rừng thông cảnh quan, đặc dụng, rừng phòng hộ, keo tràm, kể cả dương liễu vùng cát đều có nguy cơ cháy.

Chủ động ứng phó nguy cơ cháy rừng
Return to top