ClockThứ Hai, 02/11/2020 07:15
Giao thông cho phát triển:

Cần thu hút mọi nguồn lực - Bài 1: Hạ tầng giao thông chưa đồng bộ

TTH - Những năm qua, hệ thống hạ tầng giao thông ở Thừa Thiên Huế được quan tâm đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông đi lại, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) địa phương. Song, trước yêu cầu phát triển mới, hệ thống giao thông đường bộ ở địa phương cần tiếp tục đầu tư phát triển.

Hạ tầng thiếu đồng bộ tại cụm công nghiệp Tứ HạHạ tầng đồng bộ sẽ thu hút đầu tưChậm khâu giải phóng mặt bằng Dự án đường cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Đường dẫn phía nam vào hầm đường bộ Hải Vân 2 đã hoàn thiện

Giao thông đối ngoại thông suốt

Dành ít thời gian dạo quanh địa bàn tỉnh từ thành thị đến nông thôn, có thể cảm nhận được dấu ấn của nhiều công trình giao thông được quan tâm đầu tư xây dựng gần đây.

Cao tốc La Sơn-Túy Loan tựa như con tàu vượt núi thuộc dự án (DA) đường Hồ Chí Minh đi qua địa bàn các huyện Phú Lộc, Nam Đông dài hơn 36km, quy mô 4 làn xe với mức đầu tư hơn 12 nghìn tỷ đồng đã hoàn thiện. Tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn thuộc DA xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc - Nam qua địa bàn Thừa Thiên Huế đang triển khai với chiều dài 62,5km (đi qua các địa phương Phong Điền, Phú Lộc; TX. Hương Trà, Hương Thủy). Mặt cắt ngang tuyến giai đoạn trước mắt đầu tư với quy mô 2 làn xe, chiều rộng nền đường 12m. Khi cao tốc Cam Lộ-La Sơn hoàn thành sẽ nối với tuyến cao tốc La Sơn-Túy Loan và hoàn thiện nhánh Đông đường Hồ Chí Minh kết nối với đường cao tốc Đà Nẵng-Quảng Ngãi. Từ đây, một cơ hội lớn mở ra không chỉ giảm tải, ùn tắc giao thông vào giờ cao điểm trên QL1A qua địa bàn mà còn tạo tuyến giao thông liên hoàn giữa các vùng miền của các tỉnh khu vực miền Trung.

Nhiều tuyến đường như QL49B, nối từ TP. Huế lên phía tây miền núi A Lưới; La Sơn-Nam Đông cũng như nhiều trục ngang dọc, như Phú Mỹ-Thuận An, Chợ Mai-Tân Mỹ, Phong Điền-Điền Lộc... đã và đang triển khai kết nối vùng trung tâm TP. Huế đến vùng biển Phú Vang, Phong Điền, Quảng Điền...và đến các cảng biển, nhà ga, sân bay, khu công nghiệp, làng nghề.

Cầu vượt đường sắt trên tuyến Phong Điền-Điền Lộc do thiếu vốn nên đã dừng thi công trong nhiều năm qua

Nhiều công trình quy mô lớn đang ra đời ở Thừa Thiên Huế, như hầm đường bộ Hải Vân 2 có điểm đầu ở thị trấn Lăng Cô (Phú Lộc) và điểm cuối thuộc Hòa Hiệp Bắc, Liên Chiểu, Đà Nẵng với chiều dài hơn 12,6km. DA này do Tập đoàn Đèo Cả đề xuất với Chính phủ và Bộ GTVT phê duyệt thực hiện từ năm 2016 với mức đầu tư hơn 7.296 tỷ đồng chuẩn bị đưa vào sử dụng cuối năm 2020.

Năm 2019, Cảng HKQT Phú Bài khởi công xây dựng Nhà ga hành khách T2 theo quyết định điều chỉnh Quy hoạch phát triển giao thông vận tải hàng không của Chính phủ giai đoạn mới, định hướng đến năm 2030 trở thành cảng hàng không dùng chung giữa dân dụng và quân sự, đạt cấp 4E theo mã chuẩn của Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO). DA xây dựng bến số 2, số 3 cảng Chân Mây đang dần hoàn thiện, với khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải từ 50-70 nghìn DWT để tăng cơ hội phát triển kinh tế đường biển trong thời gian đến.

QL49B qua địa bàn xã Phú Diên, Phú Hải (Phú Vang) chưa được mở rộng kìm hãm sự  phát triển kinh tế và an toàn giao thông trong khu vực

Nhiều tuyến Tỉnh lộ còn bất cập

Với sự đầu tư của Trung ương, đến nay hệ thống giao thông đối ngoại ở Thừa Thiên Huế cơ bản được kết nối, liên hoàn. Tuy nhiên, hệ thống đường tỉnh nhiều nơi “bị thắt”, khiến việc thúc đẩy phát triển KT-XH ở các địa phương khó đạt như kỳ vọng.

Ai từng có dịp lưu thông trên TL10A, từ xã Phú Mỹ đến Phú Đa (Phú Vang), dài chừng 13km đều trong tình trạng căng thẳng. Đây là tuyến giao thông huyết mạch của một huyện vùng trũng, lượng người, phương tiện giao thông qua lại mỗi ngày hàng nghìn lượt nhưng quá hẹp, xuống cấp. Sau những đợt mưa lũ hàng năm, tuyến này lại tiếp tục xuống cấp rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông.

Ông Huỳnh Văn Đức, Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng huyện Phú Vang nhận định, tuyến TL10A qua địa bàn là “đứa con đầu lòng” của Phú Vang, song suốt thời gian dài, cung đường huyết mạch này mãi “chưa lớn”. Gần 20 năm nay, lãnh đạo, người dân địa phương mong ước tuyến đường trên được nâng cao mở rộng nhưng hiện vẫn chưa đáp ứng.

Tuyến TL10G dài khoảng 3,5km dù đã được mở rộng mặt đường 26m nhưng điểm đầu bị “thắt” bởi cây cầu Phú Thứ cũ và hẹp. Do hạn chế của cầu Phú Thứ, hiện nay, lượng giao thông ở Phú Vang cũng như mọi hoạt động trao đổi hàng hóa, phương tiện vận tải từ KCN Phú Đa với bên ngoài khó khăn, ảnh hưởng đến việc kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư, tạo đòn bẩy phát triển KT-XH ở huyện vùng trũng này.

Tại QL49B qua địa bàn hai huyện Phú Vang, Phú Lộc cũng nhỏ hẹp, hư hỏng, ùn tắc giao thông vào tầm cao điểm. Sở GTVT nhiều lần kiến nghị cấp trên và gần đây được Bộ GTVT quyết định phê duyệt đầu tư, nâng cấp với kinh phí hơn 761 tỷ đồng. Tuy nhiên hiện nay đoạn từ thị trấn Thuận An đến Phú Hải dài gần 20km, chiếm gần 1/3 toàn tuyến vẫn như cũ vì nguồn vốn hạn chế, trong đó kinh phí giải phóng mặt bằng (GPMB) quá lớn. “QL49B qua địa bàn Phú Diên, Phú Hải hàng ngày có lưu lượng xe cộ lớn nhưng mặt đường như “lỗ mũi”, lại mấp mô rất nguy hiểm cho người tham gia giao thông” . Anh Hoàng Văn Nghĩa, tài xế lái xe buýt Phương Trang thường qua lại đây phàn nàn.

Cầu Phú Thứ - “nút thắt” nhiều năm qua đã kìm hãm phát triển kinh tế huyện Phú Vang và ảnh hưởng đến vận chuyển phương tiện, hàng hóa ở KCN Phú Đa

Lãnh đạo huyện Phong Điền thông tin, dù có nhiều chương trình, DA đầu tư nâng cấp hệ thống giao thông ở địa phương trong thời gian qua nhưng còn nhiều tuyến “huyết mạch” đang ở thế nhỏ hẹp, tạo những “nút thắt”. Đơn cử như hơn 20 km của QL49 qua địa bàn xã Phong Hòa, Phong Bình, Điền Hải; TL11B An Lỗ-Phong Mỹ...TL6 dài gần 11km có điểm đầu QL1A (thị trấn Phong Điền đến TL4 ở xã Phong Chương) là những trục “xương sống” nối trung tâm huyện đến đồng bằng và ven biển nhưng quá hẹp, hàng chục năm nay về mùa mưa thường bị chia cắt, ách tắc giao thông. Nếu các “trục” này được nâng cấp, mở rộng sẽ tạo cơ hội lớn cho kinh tế vùng đồi, đầm phá ven biển và KCN Phong Điền phát triển.

Ông Nguyễn Dương, Phó Trưởng phòng Kinh tế hạ tầng Phong Điền cho biết, nhiều năm qua, người dân địa phương luôn kiến nghị đề xuất nhưng diện mạo QL49 qua địa bàn Phong Hòa, Phong Bình và TL6 chưa được “thay áo”, chủ yếu “vá” những điểm hư hỏng mặt đường. Mới đây, bằng nguồn vốn Trung ương hỗ trợ, TL  6 mới nâng cấp mở rộng được hơn 2km từ QL1A nhưng bề mặt vẫn chưa tương xứng với trục “xương sống” theo quy hoạch.

Bài, ảnh: Song Minh

(Bài 2: Cần cơ chế thu hút đầu tư)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hạ tầng đồng bộ cho thành phố trực thuộc Trung ương

Thời gian qua, toàn tỉnh đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, tập trung tháo gỡ vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ các dự án (DA) hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông nhằm quy hoạch tốt không gian đô thị và đầu tư kết cấu hạ tầng đạt chuẩn thành phố trực thuộc Trung ương theo Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Hạ tầng đồng bộ cho thành phố trực thuộc Trung ương
Chuyển đổi số ngành du lịch: Phải đồng bộ, thống nhất

Chuyển đổi số được xác định là xu hướng tất yếu đối với ngành du lịch khi mang lại cơ hội nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững hơn trong bối cảnh mới. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả, cần đẩy nhanh chuyển đổi số trong ngành du lịch theo hướng đồng bộ, thống nhất.

Chuyển đổi số ngành du lịch Phải đồng bộ, thống nhất
Đảm bảo an toàn giao thông trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Ngày 29/2, Ban An toàn giao thông (ATGT) tỉnh cho biết, sau hơn 3 ngày rà soát hiện trường tuyến cao tốc Cam Lộ - La Sơn, đoàn công tác gồm đại diện lãnh đạo Khu Quản lý đường bộ II (Bộ Giao thông Vận tải); Cục Cảnh sát Giao thông CSGT (Bộ Công an); Ban ATGT và các phòng ban chức năng tỉnh, cùng Ban quản lý Dự án đường Hồ Chí Minh… thống nhất các giải pháp bổ sung, điều chỉnh tổ chức giao thông trên tuyến.

Đảm bảo an toàn giao thông trên cao tốc Cam Lộ - La Sơn
Đồng bộ hạ tầng đô thị

Với vai trò là đô thị trung tâm, hạt nhân của tỉnh, năm 2024 TP. Huế tiếp tục huy động mọi nguồn lực, triển khai nhanh các dự án (DA) để đầu tư hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thông minh góp phần cùng với cả tỉnh đưa Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Đồng bộ hạ tầng đô thị

TIN MỚI

Return to top