ClockThứ Hai, 25/07/2016 05:53
CẤP PHÉP DỰ ÁN SẢN XUẤT DỆT MAY:

Cần tính đến nguồn lao động

TTH - Cấp phép cho các dự án sản xuất dệt may (DM) ở gần nhau đang gây khó khăn cho các doanh nghiệp (DN), khi nguồn lao động đang thiếu hụt trầm trọng.

Thiếu lao động trầm trọng

Sau hơn 2 năm đi vào hoạt động tại KCN Phú Đa, khó khăn lớn nhất mà Công ty CP DM Thiên An Phú gặp phải là thiếu lao động. Với 16 chuyền may, DN cần một lượng công nhân và đội ngũ kỹ thuật trên 1 ngàn người. Mặc dù đã áp dụng nhiều chế độ ưu đãi và tạo điều kiện thuận lợi nhất để công nhân yên tâm làm việc, song đến nay, DN chỉ tuyển được 700 người, đang tiếp tục “treo bảng” tuyển dụng về tận các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phú Vang và các vùng lân cận.

Sản xuất hàng dệt may xuất khẩu tại nhà máy may Thiên An Phú

Giám đốc Công ty CP Dệt may Thiên An Phú, ông Phạm Gia Định cho biết, do có quá nhiều DN sản xuất hàng DM ở gần nhau như Phú Bài và Phú Đa nên nguồn lao động luôn thiếu hụt, DN luôn thiếu hụt lao động.

Tương tự, Công ty CP DM Phú Hòa An đi vào hoạt động từ năm 2011 tại KCN Phú Bài có 18 chuyền may, giải quyết việc làm cho 1 ngàn lao động. Với lợi thế là thành viên của Công ty CP DM Huế, sau khi thành lập, DN đã có nhiều đối tác lớn, sớm ổn định sản xuất. Nhưng gần đây, do KCN Phú Bài có khá nhiều nhà máy may nên DN gặp khó khăn trong việc duy trì nguồn lao động phục vụ sản xuất.

Ông Lê Hồng Long, Giám đốc Công ty CP DM Phú Hòa An cho biết: “Hiện, KCN Phú Bài có khoảng 30 nhà máy sản xuất hàng DM nên cạnh tranh lao động đang diễn ra gay gắt giữa các DN. Để thu hút lao động, các DN mới sẵn sàng đưa ra mức lương cao hơn các DN khác, cùng với nhiều ưu đãi hấp dẫn, nên nhiều chuyền trưởng, nhân viên kỹ thuật đã nghỉ việc và chuyển sang các nhà máy may khác, sau đó lôi kéo đội ngũ công nhân, gây ra sự cạnh tranh không lành mạnh.

Cân nhắc việc cấp phép các dự án

Toàn tỉnh hiện có 50 nhà máy sản xuất hàng DM, trong đó 60% hàng may mặc và 40% dệt, với 300 chuyền may và 485 ngàn cọc sợi, mỗi năm sản xuất 500 triệu sản phẩm, tạo việc làm ổn định cho trên 30 ngàn lao động, với mức thu nhập bình quân trên 3,5 triệu đồng/người/tháng. Đây là thuận lợi lớn và tiền đề để đẩy nhanh tiến độ xây dựng Huế trở thành trung tâm dệt may của miền Trung và cả nước. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là cần cân nhắc việc cấp phép và phân bổ hợp lý các nhà máy may nhằm đảm bảo nguồn lao động ổn định cho các DN.

Sản xuất hàng DM cần số lượng lao động nhiều nên các DN rất khó khăn trong việc tuyển dụng

Phó Trưởng Ban quản lý Khu Kinh tế, công nghiệp tỉnh Hoàng Việt Cường cho biết: “Sắp tới, sẽ nghiên cứu kỹ việc cấp phép các dự án sản xuất hàng DM, đồng thời tăng cường công tác quảng bá, giới thiệu tiềm năng KCN hỗ trợ ngành DM tại KCN Phong Điền để thu hút các nhà đầu tư sản xuất hàng phụ trợ, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các DN cũng như đẩy nhanh tiến độ xây dựng Huế trở thành trung tâm DM của khu vực và cả nước”.

Giám đốc Công ty CP Dệt may Thiên An Phú cho biết: “Không chỉ KCN Phú Bài đã có quá nhiều DN sản xuất hàng dệt may mà KCN Phú Đa cũng cấp phép ồ ạt, khiến chúng tôi rất lo. Mặc dù hiện chỉ có duy nhất nhà máy may Thiên An Phú hoạt động, song DN không đủ lực lượng lao động phục vụ sản xuất. Nay có thêm 4 dự án sản xuất hàng DN được cấp phép tại KCN Phú Đa, dự kiến đến năm 2017 sẽ đi vào hoạt động với lực lượng lao động cần cho các nhà máy trên 8 ngàn người. Các DN dệt may sẽ đối mặt với rất nhiều khó khăn về lao động”.

Theo kế hoạch, cuối năm 2016 nhà máy may 4 của Công ty CP Dệt may Huế đi vào hoạt động, nhu cầu lao động trên 1 ngàn người. Tuy nhiên, do khó khăn về lao động nên hiện dự án đang tạm dừng. Đây là nỗi lo chung của nhiều DN DM. “Không chỉ thiếu thợ giỏi mà lao động phổ thông cũng rất khó tuyển. DN phải lên tận huyện Nam Đông, các xã Bình Điền, Hồng Tiến (thị xã Hương Trà để tuyển dụng lao động với nhiều ưu đãi như cho xe đưa đón, hỗ trợ xăng xe, nhà trọ…, song con số tuyển được chỉ đếm “trên đầu ngón tay” nên chưa thể xây dựng nhà máy 2 theo kế hoạch. Để giải quyết vấn đề này, tỉnh nên cân nhắc việc cấp phép cho các dự án sản xuất dệt may mà tăng cường thu hút các nhà đầu tư sản xuất hàng phụ trợ”, Phó Giám đốc Nhà máy may Vinatex Hương Trà - Lê Thanh Liêm chia sẻ.

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Doanh nghiệp dệt may, da giày lo ngại vì giá đô la tăng cao

Căng thẳng Biển Đỏ chưa hạ nhiệt, những ngày qua, tỷ giá giữa đồng Việt Nam (VND) và đô la Mỹ (USD) tại các ngân hàng liên tục tăng cao khiến nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu lo ngại; trong đó, các doanh nghiệp dệt may, da giày cũng không ngoại lệ.

Doanh nghiệp dệt may, da giày lo ngại vì giá đô la tăng cao
Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh

Sau thời gian gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ cũng như yêu cầu xuất khẩu vào thị trường EU và một số thị trường khác phải đảm bảo “đơn hàng xanh”, năm 2024 các doanh nghiệp (DN) sản xuất hàng dệt may trên địa bàn tích cực đầu tư nhà xưởng, thay đổi chiến lược kinh doanh để đáp ứng các yêu cầu nên đã phục hồi trở lại và ổn định sản xuất kinh doanh.

Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh
Vì người lao động

Là doanh nghiệp (DN) sản xuất hàng dệt may xuất khẩu, nhiều năm qua Công ty CP Dệt may Huế luôn thực hiện tốt chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT)... Đơn vị được nhận danh hiệu “DN vì người lao động” trong nhiều năm liền.

Vì người lao động
Mỹ:
FDA cấp phép vaccine COVID-19 cải tiến của Pfizer/BioNTech và Moderna

Hãng Thông tấn Reuters ngày hôm nay (12/9) đưa tin, Cơ quan quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) vừa cấp phép vaccine ngừa COVID-19 cải tiến của hãng dược phẩm Pfizer/BioNTech và hãng dược phẩm Moderna nhằm vào biến thể Omicron đang lưu hành gần đây, mở đường cho việc triển khai một chiến dịch tiêm chủng mùa Thu vào cuối tuần này.

FDA cấp phép vaccine COVID-19 cải tiến của Pfizer BioNTech và Moderna

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top