Thế giới

Cần triển khai kế hoạch bền vững để chấm dứt nạn đói toàn cầu

ClockThứ Hai, 15/11/2021 11:10
TTH.VN - Năm 2015, 193 quốc gia đã tập hợp tại Liên Hiệp Quốc và cam kết chấm dứt nạn đói toàn cầu vào năm 2030 như một phần của Chương trình nghị sự vì sự phát triển bền vững.

OIC sẽ đóng góp đáng kể vào việc chấm dứt nạn đói5 triệu người Yemen “chỉ cách nạn đói một bước chân”Khủng hoảng về doanh số của Boeing vẫn chưa chấm dứtThay đổi toàn diện để chấm dứt nạn tảo hôn vào năm 2030Nỗ lực chấm dứt nạn đói của châu Á-Thái Bình Dương đang chậm lại

Cần chung tay chấm dứt nạn đói toàn cầu vào năm 2030. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+

Chỉ còn chưa đầy một thập kỷ nữa sẽ đến thời hạn, song triển vọng đạt được mục tiêu vẫn còn khá ảm đạm. Để cải thiện tiến độ hành động, đòi hỏi các chính phủ và khu vực tư nhân phải giải quyết đồng thời các cuộc khủng hoảng lương thực và vấn đề môi trường toàn cầu.

Tình trạng mất an ninh lương thực đã và đang gia tăng trong những năm gần đây do hậu quả của các cuộc xung đột và biến đổi khí hậu, cũng như ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Ngày nay, có đến 811 triệu người bị đói, bao gồm 132 triệu người bị xếp vào loại thiếu dinh dưỡng trong thời kỳ đại dịch. 3 tỷ người khác quá nghèo để có được một chế độ ăn lành mạnh.

Những nỗ lực chống đói theo cách truyền thống thường tập trung vào sản xuất nhiều lương thực hơn, song điều này đã phải trả một cái giá quá đắt về môi trường. Nông nghiệp làm cạn kiệt 70% lượng nước ngọt và 40% diện tích đất trên thế giới. Điều này góp phần đẩy khoảng 1 triệu loài vào con đường gần như tuyệt chủng. Sản xuất lương thực tạo ra 30% lượng phát thải khí nhà kính (GHG) toàn cầu và là nguyên nhân hàng đầu gây ra nạn phá rừng ở Amazon.

Do đó, các nhà hoạch định chính sách tìm cách xóa bỏ nạn đói hiện nay đang phải đối mặt với tình thế khó xử: Ngăn hàng tỷ người lâm vào cảnh bị đói, cùng lúc cũng phải cứu hành tinh. Đơn cử như trợ cấp phân bón có thể tăng năng suất cây trồng và giảm nạn đói, trong khi cách làm này cũng có thể dẫn đến việc sử dụng quá nhiều Nito, từ đó phá hủy đất.

Tương tự như vậy, các trang trại chăn nuôi gia súc và trồng lúa cũng thải ra khí Metan, một loại khí nhà kính mạnh hơn cả Carbon Dioxide. Cách hiệu quả nhất để giảm lượng khí thải Metan là đánh thuế chúng. Tuy nhiên, chính điều này sẽ khiến giá lương thực tăng, từ đó ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận dinh dưỡng của người tiêu dùng và đe dọa sinh kế của nông dân và chủ trang trại.

Chính vì những lý do này, các quốc gia phải thiết lập một hạn mức ô nhiễm môi trường tối ưu để không làm giảm năng suất nông nghiệp, hoặc làm suy yếu phúc lợi xã hội và kinh tế của người nghèo. Chúng ta cần một giải pháp “cho nhiều miệng ăn nhất” mà không gây nguy hiểm cho hành tinh.

Để tìm ra một kế hoạch khả thi, đòi hỏi phải xem xét hệ thống lương thực một cách tổng thể - một sự khác biệt lớn so với cách tiếp cận hiện tại.

Các nghiên cứu cho thấy rằng sự kết hợp của các biện pháp chính nhằm tăng năng suất của các trang trại, cắt giảm thất thoát và lãng phí lương thực có thể giúp giảm 314 triệu người đói kinh niên trong thập kỷ tới, đồng thời cung cấp chế độ ăn lành mạnh cho 568 triệu người.

Việc mở rộng mạng lưới an toàn quốc gia của các nước, bao gồm cả chương trình cho trẻ ăn học có thể hỗ trợ thêm 2,4 tỷ người có thể tiếp cận với một chế độ ăn uống lành mạnh vào năm 2030.

Trong một thông tin có liên quan, một nghiên cứu khác đã chỉ ra hàng loạt các sáng kiến chi phí thấp có thể chấm dứt nạn đói cho 500 triệu người vào năm 2030, đồng thời hạn chế phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp, phù hợp với các mục tiêu của Thỏa thuận Khí hậu Paris năm 2015.

Những sáng kiến này bao gồm nghiên cứu và phát triển nông nghiệp để sản xuất lương thực hiệu quả hơn, thiết lập dịch vụ thông tin trong đó cung cấp cho nông dân về dự báo thời tiết và giá cả cây trồng, triển khai chương trình xóa mù chữ cho phụ nữ - lớp dân số chiếm một nửa lực lượng lao động là nông dân ở các nước đang phát triển và mở rộng quy mô bảo trợ xã hội. Những kế hoạch này có thể đạt được nếu các nước giàu tăng gấp đôi viện trợ an ninh lương thực lên 26 tỷ USD mỗi năm, kéo dài cho đến năm 2030 và các nước nghèo hơn cũng duy trì mức đầu tư hằng năm là 19 tỷ USD.

Để đạt được những mục tiêu đề ra nhằm chấm dứt nạn đói trên toàn cầu, các chính phủ hiện phải làm việc với khu vực tư nhân để cung cấp các hệ thống canh tác chính xác với chi phí thấp hơn, đặc biệt là đối với các hộ nông dân nhỏ. Tin tốt là các công ty tư nhân rất muốn thúc đẩy tính bền vững, bao gồm cả thông qua các chương trình “tài chính kết hợp”.

Nếu các chính phủ nhanh chóng triển khai hành động, vẫn chưa muộn để xóa sổ nạn đói vào năm 2030.

Đan Lê (Lược dịch từ Bangkok Post)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

1,05 tỷ tấn thực phẩm toàn cầu bị lãng phí trong khi hàng trăm triệu người bị đói

Theo một báo cáo mới của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) vừa công bố ngày 27/3, trong khi 2,4 tỷ người trên thế giới (tương đương 1/3 nhân loại) phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng hoặc vừa phải và 783 triệu người bị ảnh hưởng bởi nạn đói, thì hơn 1 tỷ bữa ăn đang bị lãng phí mỗi ngày.

1,05 tỷ tấn thực phẩm toàn cầu bị lãng phí trong khi hàng trăm triệu người bị đói
Cuộc khủng hoảng rác thải điện tử toàn cầu đang gia tăng

Theo một báo cáo vừa được các cơ quan của Liên Hiệp Quốc (LHQ) công bố, rác thải điện tử trên thế giới đang tăng nhanh gấp 5 lần so với tốc độ tái chế rác thải điện tử được ghi nhận, làm trầm trọng thêm các mối nguy hiểm về môi trường và sức khỏe trên toàn thế giới.

Cuộc khủng hoảng rác thải điện tử toàn cầu đang gia tăng
Số đơn đăng ký bằng sáng chế toàn cầu giảm lần đầu tiên sau 14 năm

Số đơn đăng ký bằng sáng chế quốc tế trong năm ngoái đã giảm lần đầu tiên sau 14 năm, do lãi suất cao hơn và tình trạng bất ổn kinh tế; trong đó, Ấn Độ nằm trong số ít các quốc gia đi ngược lại xu hướng này, Tổ chức Sở hữu Trí tuệ thế giới (WIPO) của Liên hiệp quốc (LHQ) cho biết trong một báo cáo thường niên.

Số đơn đăng ký bằng sáng chế toàn cầu giảm lần đầu tiên sau 14 năm
Return to top