ClockThứ Ba, 10/05/2016 14:10

Cẩn trọng khi chọn nghề

TTH - Nhiều bạn trẻ chọn nghề sai khiến không phát huy hết khả năng, không khơi dậy được niềm đam mê với công việc. Cẩn trọng trong lựa chọn nghề nghiệp sẽ không phải cả đời đi “sửa sai” cho sai lầm của mình.

Kỳ nghỉ lễ vừa rồi, có dịp về thăm quê, tôi thật sự bất ngờ khi đứa cháu đang ôn thi đại học hỏi: “Cậu ơi, sao cậu lại chọn nghề báo. Tôi cười bảo tại cậu thích làm nhà báo. Cháu tôi ngẫm nghĩ một lát, rồi hỏi: Vậy cậu nghĩ thế nào nếu cháu chọn ngành sư phạm Toán? Tôi bảo, cháu hãy trả lời câu hỏi, mình có thích công việc đó, có đủ sức vào trường đó không và liệu sau này gặp khó khăn, có dám trả giá cho sự lựa chọn này không? Nếu trả lời được những câu hỏi đó thì ngại gì mà không sống cho đam mê. Cháu đắn đo, hỏi lại: Nhưng khi hỏi thầy chủ nhiệm thì thầy khuyên: Đừng chọn ngành đó, ra trường khó xin việc lắm, mà nếu có thì khó mà ở lại thành phố được. Tôi bảo, thầy giáo nói là có cái lý của thầy. Đúng là thời buổi giờ không phải cứ học ra là xin được việc. Đương nhiên, chọn ngành nghề, ngoài cân nhắc sở trường, của bản thân còn phải lưu ý đến cơ hội tìm việc làm, nhu cầu nhân lực của địa phương trong tương lai… Nhưng nếu bảo ngành nào khó hay dễ xin việc thì khó chính xác lắm, chỉ cần học tốt thì ngành nào cũng dễ xin việc. Ngành nào chẳng cần người tài giỏi.

Một đứa bạn của cháu tôi chia sẻ: Năm trước rớt đại học, cháu đi học nghề nấu ăn. Ban đầu không thích lắm nhưng sau đó thì mê luôn. Bây giờ mẹ cháu bắt phải có bằng đại học, vì bảo nghề nấu ăn chẳng có gì đáng tự hào, mà cháu thì không muốn bỏ nghề nấu ăn. Tôi trả lời: Cháu đã chọn đúng nghề nên mới có những cảm xúc như vậy. Chuyện học nữa để nâng cao trình độ cũng rất cần, vì sự học cần cho tất cả các ngành nghề, nghề nào cũng cao quý. Nhiệm vụ của cháu bây giờ là phải thu xếp làm sao vẫn tiếp tục học mà không từ bỏ đam mê, hãy trở thành đầu bếp giỏi để thỏa ước mơ và không phụ kỳ vọng của mẹ.

Câu chuyện với đứa cháu cứ đeo đẳng tôi suốt quãng đường trở về nhà ngót nghét năm mươi cây số. Tôi thầm nghĩ, thế giới việc làm giờ đã mở rộng với nhiều ngành nghề khác nhau, nhu cầu nhân lực lao động trực tiếp qua đào tạo nghề ngày càng nhiều. Do đó, những người học trung cấp lại có nhiều cơ hội được làm việc đúng chuyên môn cũng như có cơ hội khẳng định bản thân hơn những sinh viên tốt nghiệp đại học.

Có một thực tế là rất ít bạn trẻ tự trả lời được câu hỏi: “Học để làm gì?” khi đang ngồi trên ghế nhà trường? Bởi, hiện có khoảng 60% sinh viên tốt nghiệp làm trái ngành đào tạo, nhiều sinh viên sau nhiều năm “dùi mài kinh sử” không kiếm được việc làm. Không ít bạn trẻ vì đặt nặng giá trị kinh tế nên chấp nhận từ bỏ lĩnh vực nghề nghiệp yêu thích để lựa chọn một ngành học khác với suy nghĩ ngành học này ra trường dễ xin được việc và có thu nhập cao hơn. Một số khác vẫn giữ quan niệm xưa cũ, lạc hậu như cho rằng nghề đào tạo ở bậc đại học thì dễ xin việc hơn bậc trung cấp. Nhiều bạn trẻ còn cảm thấy xấu hổ và thất bại khi phải học trung cấp hay ở những cơ sở đào tạo nghề.

Chọn nghề theo sự thành công của người thân cũng là một trong những sai lầm thường gặp. Chọn nghề hời hợt, sơ sài theo kiểu “nước đến chân mới nhảy” cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới những thất bại nghề nghiệp sau này. Nhiều học sinh đến năm lớp 12 cũng chưa tìm hiểu và quyết định lựa chọn một lĩnh vực nghề nghiệp để theo đuổi. Các em cho rằng việc học mới quan trọng, học càng tốt thì càng có nhiều cơ hội thi vào các trường đại học mà không hiểu rằng khả năng học tập chỉ là điều kiện ban đầu, còn sau này khi ra trường có phát huy được những kiến thức đã học hay không lại cần có sự phù hợp giữa yêu cầu nghề nghiệp, năng lực, phẩm chất và sở thích của các em.

Phong Thư

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cẩn trọng với nhiều chiêu thức lừa đảo hiện nay

Nhiều chiêu thức lừa đảo của các đối tượng xấu đã được lực lượng chức năng cảnh báo đến người dân. Thế nhưng, vẫn có không ít người “sập bẫy” lừa đảo vì nhiều lý do khác nhau.

Cẩn trọng với nhiều chiêu thức lừa đảo hiện nay
Cô học trò nhỏ đam mê robot

Trần Nguyễn Bảo Ngọc, học sinh lớp 5/1, Trường tiểu học Vĩnh Ninh cùng các đồng đội đã vượt qua các đối thủ khi tranh tài tại cuộc thi robot quốc tế - Global Robotics Games dành cho học sinh tiểu học tại Singapore.

Cô học trò nhỏ đam mê robot
Cẩn trọng trong trùng tu Điện Thái Hòa

Là công trình di tích nổi tiếng và quan trọng bậc nhất ở khu vực Hoàng cung Huế, việc trùng tu công trình điện Thái Hòa được tiến hành cẩn trọng.

Cẩn trọng trong trùng tu Điện Thái Hòa
Nâng cao hiệu quả dự phòng, kiểm soát bệnh tật theo mô hình “Thành phố thông minh” giai đoạn 2025 -2030

Ngày 27/3, Ban Giám đốc Sở Y tế có buổi tiếp và làm việc với Đoàn khảo sát của Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc (KOICA) về khả năng triển khai dự án “Nâng cao hiệu quả dự phòng, kiểm soát bệnh tật theo mô hình “Thành phố thông minh” giai đoạn 2025-2030”, trong khuôn khổ hợp tác song phương giữa Hàn Quốc và Việt Nam.

Nâng cao hiệu quả dự phòng, kiểm soát bệnh tật theo mô hình “Thành phố thông minh” giai đoạn 2025 -2030
Trung Quốc mở rộng khả năng tiếp cận thị trường cho đầu tư nước ngoài

Theo kế hoạch hành động vừa được Nội các Trung Quốc công bố, Trung Quốc sẽ tiếp tục rút ngắn danh sách cấm đối với đầu tư nước ngoài và thực hiện các chương trình thí điểm nhằm tạo điều kiện tiếp cận dễ dàng hơn cho các công ty toàn cầu trong lĩnh vực đổi mới khoa học và công nghệ.

Trung Quốc mở rộng khả năng tiếp cận thị trường cho đầu tư nước ngoài
Return to top