ClockThứ Hai, 06/06/2016 08:22

Cẩn trọng khi mua sản phẩm xử lý, cải tạo ao hồ nuôi trồng thủy sản

TTH - Chi cục Thủy sản tỉnh vừa phát hiện 3 cơ sở kinh doanh, buôn bán 540kg hàng cấm chất xử lý, cải tạo ao hồ nuôi trồng thủy sản. Hiện, các tang vật này được tạm giữ, chờ tiêu hủy.

Ông Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng - Chi cục Thủy sản tỉnh cho biết, qua kiểm tra ở một số cơ sở kinh doanh các sản phẩm xử lý, cải tạo ao hồ nuôi trồng thủy sản, chi cục phát hiện 3 cơ sở vi phạm, bán hàng cấm, hàng giả. Trong đó, cơ sở ông Lương Chí Sĩ, ở thị trấn Lăng Cô (Phú Lộc) bán hàng cấm gồm 21 loại sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường trong nuôi trồng thủy sản, với trọng lượng 183 kg, trong 73 đơn vị (gói, hộp) sản phẩm. Cơ sở Hoàng Văn Tưởng và cơ sở sản xuất chế biến nước mắm Đảnh Vân của ông Nguyễn Viết Từ ở xã Phong Hải (Phong Điền) vi phạm 8 sản phẩm, gồm 375 kg (hiện tạm giữ tại Chi cục Thủy sản tỉnh) và 4 sản phẩm khác đang trong quá trình xác minh làm rõ.

Xét thấy tính chất, mức độ, hậu quả của hành vi vi phạm rất nghiêm trọng, nên Chi cục Thủy sản tỉnh đã ban hành các quyết định tạm giữ tang vật, các lô hàng hóa, vật phẩm trên. Đồng thời, chuyển hồ sơ vi phạm lên UBND tỉnh xử lý. Ngày 17/5/2016, Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kinh doanh sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản đối với ông Lương Chí Sĩ, ở thị trấn Lăng Cô (Phú Lộc) số tiền 50 triệu đồng và tịch thu, tiêu hủy lô vật phẩm gây hại con người, vật nuôi và môi trường, với trọng lượng 183 kg. 

Ông Lương Chí Sĩ, chủ cơ sở kinh doanh cho biết: “Mặc dù, buôn bán các sản phẩm xử lý, cải tạo ao hồ nuôi trồng thủy sản thời gian khá lâu, nhưng tôi không biết đó là những sản phẩm cấm sử dụng. Giờ cơ quan chức năng phát hiện, tôi rút kinh nghiệm và khi mua các sản phẩm phải tìm hiểu đến nơi đến chốn, không nhập hàng bừa bãi như thời gian qua”.

Theo ông Nguyễn Quang Vinh Bình, sử dụng hàng cấm, hàng giả các sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản khiến người tiêu dùng (người nuôi trồng thủy sản) sẽ rơi vào tình trạng “tiền mất, tật mang” vì đã không giúp gì cho tôm nuôi, mà còn có nguy cơ gây hại cho con người, vật nuôi và môi trường lâu dài. Hiện nay, Chi cục Thủy sản tỉnh đang triển khai kiểm tra các cơ sở kinh doanh mặt hàng này, nếu phát hiện vi phạm sẽ xử phạt nghiêm để bảo vệ người tiêu dùng; giúp nuôi trồng thủy sản phát triển bền vững.

Giúp người nuôi tôm khi mua sản phẩm dễ dàng phát hiện thật hay giả, người mua nên yêu cầu đại lý cung cấp giấy phép lưu hành sản phẩm đó trên thị trường Việt Nam. Nếu có nghi ngờ sản phẩm nào đó, có thể tra cứu trên trang web: www.csdlthucan.tongcucthuysan.gov.vn. Chỉ cần đánh đúng tên của sản phẩm tại mục tìm kiếm, nếu sản phẩm được phép lưu hành, sẽ hiện ra đầy đủ chi tiết về sản phẩm hợp pháp, nếu không có thì thuộc hàng cấm.

Nhiều loại sản phẩm xử lý, cải tạo môi trường dùng trong nuôi trồng thủy sản, không có trong danh mục được phép lưu hành tại Việt Nam, vi phạm quy định tại khoản 5, điều 17, Nghị định 119/2013/NĐ-CP, ngày 09/10/2013 của Chính phủ, Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y, giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi.

Thanh Thuận

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Dấu carbon” trên sản phẩm

Khi ý thức được “dấu carbon” trên sản phẩm, mỗi người sẽ chọn được hướng đi, một lối sống, sinh hoạt phù hợp hơn...

“Dấu carbon” trên sản phẩm
Đa dạng thủy sản nuôi thích ứng biến đổi khí hậu

Trong điều kiện biến đổi khí hậu, môi trường diễn biến phức tạp thì việc thay đổi tư duy sản xuất, đa dạng hóa đối tượng nuôi thủy sản trên vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai là điều gần như tất yếu.

Đa dạng thủy sản nuôi thích ứng biến đổi khí hậu

TIN MỚI

Return to top