Y tế - Sức khỏe Tin tức y tế
Cẩn trọng ngộ độc thức ăn ngày nóng
TTH.VN - Sự việc hơn 20 người phải nhập viện do ngộ độc thức ăn sau khi tham dự một đám cưới ở TP. Huế, đã cảnh báo tình trạng ngộ độc thức ăn trong những ngày nắng nóng.
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Sở Y tế) đã vào cuộc xác minh, tìm hiểu nguyên nhân. Bước đầu, Chi cục xác định đây là một vụ ngộ độc thực phẩm.
Theo bà Trương Thị Lan Hương, Chi cục Trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, tại thời điểm kiểm tra, nhà hàng tổ chức tiệc cưới có đầy đủ thủ tục về pháp lý, có hợp đồng với người cung cấp suất ăn. Tuy nhiên, để khẳng định được nguyên nhân ngộ độc do đâu, từ loại thức ăn nào thì cần phải có thêm thời gian để có kết quả kiểm nghiệm các mẫu thực phẩm.
Bệnh nhân điều trị tại bệnh viện
Tính đến cuối chiều 29/6, trong số 20 người nhập viện cấp cứu tại Bệnh viện Trung ương Huế, có 5 người đã xuất viện. Tình trạng của các bệnh nhân còn lại và 5 người nhập viện cấp cứu tại Trung tâm Y tế Hương Thủy đều ổn định, có thể sớm được xuất viện.
Nắng nóng là tình trạng thời tiết cực đoan, nguy hiểm với cơ thể con người nhưng lại là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn phát triển mạnh. Mùa hè cũng làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường, ô nhiễm do rác, nước thải và sự phát triển mạnh của côn trùng truyền bệnh như ruồi, nhặng, gián, muỗi... khiến nguy cơ ngộ độc thực phẩm tăng cao.
Bà Trương Thị Lan Hương cho biết, trong điều kiện thời tiết nắng nóng, nguy cơ ngộ độc thực phẩm có thể xảy ra bất cứ nơi đâu, bất cứ thời điểm nào. Do vậy, khuyến cáo người dân hạn chế tối đa những nguy cơ gây ngộ độc thực phẩm. Tại mỗi gia đình, người dân nên sử dụng thức ăn ngay khi chế biến xong, tránh trường hợp bảo quản thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh không gian bếp sạch sẽ, đảm bảo ăn chín – uống sôi và lựa chọn thực phẩm tươi sống, có nguồn gốc rõ ràng cho bữa cơm gia đình.
Với những cơ sở chuyên cung cấp suất ăn số lượng lớn, Chi cục thường xuyên nhấn mạnh những yếu tố nguy cơ ngộ độc thực phẩm để phòng tránh. Đồng thời, nhắc nhở việc phải luôn giám sát những người trực tiếp chế biến thực phẩm và phải lưu mẫu đầy đủ theo quy trình.
Theo các chuyên gia y tế, biểu hiện thường gặp của ngộ độc thực phẩm là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng quằn quại, nhức đầu, có thể sốt hoặc không…, xảy ra vài phút, vài giờ, thậm chí một ngày sau khi ăn.
Nếu ngộ độc thực phẩm xảy ra trong vòng trước 4-6 giờ thì lúc đó thức ăn vẫn còn trong dạ dày người bệnh. Trường hợp bệnh nhân còn tỉnh táo, cần tạo phản xạ nôn để bệnh nhân nôn càng nhiều càng tốt thức ăn ngộ độc ra ngoài. Nhưng với người bị hôn mê hoặc trẻ nhỏ, không kích thích phản xạ nôn vì người bệnh dễ hít sặc thức ăn và làm tắc đường thở.
Trường hợp nặng, người bệnh có thể khó thở, da tím tái, co giật, trụy mạch, ngưng thở, hôn mê. Trường hợp bị ngộ độc nhẹ, chỉ nôn ói, tiêu chảy..., người bệnh có thể điều trị tại nhà bằng cách uống nước bù bằng dung dịch điện giải. Tuy nhiên, không nên dùng thuốc cầm tiêu chảy vì làm chậm việc đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể. Đặc biệt là trẻ nhỏ, nếu dùng các loại thuốc này hay xảy ra hội chứng lồng ruột hay liệt ruột rất nguy hiểm.
Nếu các biểu hiện ngộ độc không giảm, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được khám, theo dõi và điều trị kịp thời.
Đồng Văn
- Bộ Y tế đính chính: VN ghi nhận biến thể BA.2.74, không phải BA.2.75 (17/08)
- Hương Thủy vượt chỉ tiêu hiến máu tình nguyện (17/08)
- Việt Nam có 4 biến thể phụ Omicron (17/08)
- Số ca mắc COVID-19 tăng trở lại, Bộ Y tế yêu cầu bám sát tình hình dịch (16/08)
- Phòng, chống sốt xuất huyết trong cộng đồng (16/08)
- Đề xuất nâng phụ cấp lên 100% cho nhân viên y tế dự phòng, y tế xã, phường (14/08)
- Cục quản lý Dược cảnh báo về thuốc Cefuroxim 500 giả (13/08)
- Tiến độ nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng vaccine COVID-19 "Made in Vietnam" (12/08)
-
Số ca mắc COVID-19 tăng trở lại, Bộ Y tế yêu cầu bám sát tình hình dịch
- Khoa học chỉ ra cách đo huyết áp đúng mà hàng triệu người đang làm sai
- “Bạn ơi hút thuốc hại mình…”
- Chuyến bay của Vietnam Airlines quay đầu cấp cứu một trẻ em người Nhật
- Nhiễm virus cúm - nguyên nhân và dự phòng
- Tăng cường giám sát ca nặng, giảm tử vong khi số bệnh nhân mắc COVID-19 tăng
- Truyền thông có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dân số
- Di chứng thần kinh hậu COVID-19
- Luật BHYT dự kiến điều chỉnh 5 nhóm chính sách lớn
- Sốt xuất huyết: Nguyên nhân – triệu chứng – dự phòng
-
Kêu gọi người nhóm máu O hiến máu vì tỷ lệ dự trữ xuống dưới mức an toàn
- Dần chuyển dịch thành cơ sở khám, chữa bệnh chính
- Cục quản lý Dược cảnh báo về thuốc Cefuroxim 500 giả
- Đề xuất nâng phụ cấp lên 100% cho nhân viên y tế dự phòng, y tế xã, phường
- Phòng, chống sốt xuất huyết trong cộng đồng
- Tiến độ nghiên cứu, thử nghiệm lâm sàng vaccine COVID-19 "Made in Vietnam"
- Số ca mắc COVID-19 tăng trở lại, Bộ Y tế yêu cầu bám sát tình hình dịch
- Việt Nam có 4 biến thể phụ Omicron
- Hương Thủy vượt chỉ tiêu hiến máu tình nguyện
- Bộ Y tế đính chính: VN ghi nhận biến thể BA.2.74, không phải BA.2.75