ClockThứ Bảy, 06/04/2019 06:30
THỰC HÀNH TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM:

Cẩn trọng nhưng không căng thẳng

TTH - Nếu thao tác thiếu chính xác, không nắm vững quy trình, hóa chất quá hạn sử dụng... sẽ mất an toàn trong phòng thí nghiệm.

Phòng thí nghiệm đầu tiên của Đại học Huế đạt tiêu chuẩn VILASPhòng thực hành thí nghiệm có giá trị đầu tư hơn 600 triệu đồng được đưa vào sử dụng

Hứng thú khi được thực hành thí nghiệm

Tuân thủ nghiêm ngặt

Chúng tôi đến phòng thí nghiệm Trường THCS Nguyễn Tri Phương (TP. Huế), cũng là lúc một lớp học sinh khối 8 đang thực hành môn hóa học. Bảng nội quy được dán trước phòng học và hầu như các em đều thuộc nằm lòng nên thực hiện các thao tác khá thuần thục. Học sinh phải mang dép nhựa để không phải giẫm hóa chất rơi vãi ở sàn nhà, cũng như sử dụng dụng cụ bảo hộ khi cầm ống nghiệm. Khi tiến hành thí nghiệm, các em phải tuân thủ theo hướng dẫn của giáo viên, tuyệt đối không được cắt xén hoặc thêm thao tác.

Nghiêm ngặt là để an toàn khi chỉ tính riêng môn hóa học của Trường THCS Nguyễn Tri Phương, mỗi năm có đến gần 400 tiết học thực hành tại phòng thí nghiệm. Có một số lớp, giáo viên cho làm thí nghiệm đến 90% để các em nắm bắt bài học tốt hơn. “Nếu các em không nắm vững lý thuyết, khi thí nghiệm sẽ không suôn sẻ, mất thời gian và có thể gây nguy hiểm. Thế nên, nếu trong lớp có nhiều em không soạn bài trước, giáo viên sẽ chuyển sang ngày khác thực hành”, cô giáo Nguyễn Thị Hồng Vân, giáo viên quản lý phòng thí nghiệm môn hóa học Trường THCS Nguyễn Tri Phương nhấn mạnh.

Theo quan sát của chúng tôi, các trường đạt chuẩn quốc gia đều có diện tích và trang thiết bị dụng cụ trong phòng thí nghiệm khá tốt, đúng quy định như: thiết bị thông gió, thoát khí thải, mùi và hơi độc, dụng cụ phòng chống cháy nổ, tủ thuốc y tế... để sơ cứu khi xảy ra sự cố. Một số phòng thí nghiệm hóa học còn được trang bị thêm tủ sấy, tủ hút, quạt hút, thải khí độc, hệ thống bồn rửa để chống bột a xít. Thầy giáo Nguyễn Bá Nhân, Hiệu trưởng Trường THCS Phong Hòa (huyện Phong Điền), cho hay: “Để đảm bảo an toàn trong việc dạy thực hành, nhà trường bố trí các giáo viên đúng bộ môn để hướng dẫn học sinh thực hiện đúng quy trình; quan tâm đào tạo nhân viên bảo quản các thiết bị đồ dùng dạy học. Nhà trường cũng tăng cường bổ sung thiết bị dạy học thí nghiệm tối thiểu nhằm phục vụ tốt việc dạy học thực hành cho các em”.

Vẫn còn âu lo

Từ những vụ gây bỏng trong phòng thí nghiệm ở các trường học trên cả nước, nhiều giáo viên cho rằng, ở độ tuổi hiếu động, thích tự khám phá nên để bảo đảm an toàn cho giáo viên và học sinh thì tất cả phải thực hiện theo đúng quy trình. Giáo viên luôn cảnh báo trước cho học sinh những thí nghiệm, hóa chất có thể gây nguy hiểm và hướng dẫn cho các em từng thao tác để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Thực tế, không ít trường có trang thiết bị hỗ trợ cho bài dạy còn lạc hậu, nghèo nàn, đồ dùng thí nghiệm cũ kỹ, hóa chất không được bảo quản, kém chất lượng, có nguy cơ gây cháy nổ, nguy hiểm cho người dạy và học. Mặt khác, trình độ thực hành của một số giáo viên còn hạn chế, lúng túng dẫn đến tình trạng giáo viên ngại thực hành...

Không sử dụng hóa chất hết hạn

Quản lý chặt chẽ các loại hóa chất thí nghiệm dùng trong nhà trường là chuyện không hề đơn giản. Không phải trường nào cũng bố trí đủ cán bộ, nhân viên bảo quản, làm công tác thiết bị để hỗ trợ giáo viên cho học sinh thực hành thí nghiệm. Riêng việc xây dựng phòng để bảo quản dụng cụ học tập theo chương trình cũng là chuyện không thể đáp ứng trong ngày một ngày hai. Thế nên, chỉ có thể yêu cầu giáo viên và học sinh hết sức cẩn thận khi sử dụng các hóa chất. “Một số thiết bị thực hành trong phòng thí nghiệm đã được cấp khá lâu nên xuống cấp, trong khi việc mua sắm bổ sung cần nhiều kinh phí nên nhà trường luôn gặp khó khăn”, thầy giáo Nguyễn Bá Nhân thông tin thêm.

Việc trang bị và sử dụng các thiết bị bảo hộ trong phòng thí nghiệm là điều cần thiết. Hằng năm, ngành giáo dục và đào tạo thường xuyên kiểm tra nhắc nhở, chấn chỉnh các hoạt động dạy và học thực hành thí nghiệm ở các trường học trên địa bàn để đảm bảo an toàn cho học sinh và giáo viên.

Bài, ảnh: HUẾ THU

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con
Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó
Giúp người dân hình thành các hành vi sức khoẻ

Sáng 10/4, tại Trạm Y tế phường Thuỷ Biều, TP. Huế, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế phối hợp với Tổ chức Arpan Global, Hoa Kỳ tổ chức ngày hội sức khoẻ (Health Fair) năm 2024.

Giúp người dân hình thành các hành vi sức khoẻ
Khi người học được “chấm điểm” người dạy

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 01) về chuẩn cơ sở giáo dục đại học; trong đó, có một tiêu chí rất được quan tâm là tỷ lệ người học hài lòng với giảng viên về chất lượng và hiệu quả giảng dạy không thấp hơn 70%.

Khi người học được “chấm điểm” người dạy
Return to top