ClockThứ Tư, 14/03/2018 14:15

Cẩn trọng trong chọn ngành, trường

TTH - Theo các chuyên gia giáo dục, việc chọn trường, ngành nghề phù hợp không phải quá khó nếu thí sinh nghiên cứu kỹ, trong đó hai điều kiện tất yếu là phải đáp ứng được chuẩn đầu ra và nhu cầu xã hội để khỏi chọn nhầm trường, ngành học khiến bản thân, gia đình và xã hội tốn kém thời gian, chi phí...

Tuyển sinh Đại học Huế 2018: Nhiều điểm mớiLấy ý kiến việc tuyển sinh lớp 6 qua kết hợp đánh giá năng lựcĐiểm ưu tiên tuyển sinh đại học sẽ được điều chỉnh giảmTrường nghề khó tuyển sinhTuyển sinh ĐH Huế năm 2017: Vẫn còn nhiều ngành khó tuyển

Chưa tìm hiểu kỹ

Trần Viết M. (sinh viên Khoa Du lịch – Đại học Huế) là một trong những thí sinh từng có quyết định sai khi chọn trường, ngành. Năm 2016, M. chọn thi vào một ngành học thuộc Trường ĐH Nông lâm nhưng chưa tìm hiểu kỹ về ngành nghề. Sau một học kỳ học tập thấy không phù hợp và cơ hội việc làm khó khăn, M. quyết định thôi học để đăng ký thi lại ngành học khác của Khoa Du lịch (năm 2017). M. nhớ lại: “Ôn luyện lại kiến thức phổ thông rất vất vả và việc chọn lại ngành cũng không dễ dàng. Phải quyết tâm và nghiên cứu kỹ, em mới không vấp phải sai lầm lần hai”.

Thí sinh tìm hiểu thông tin đăng ký nguyện vọng tại ĐH Huế trong mùa tuyển sinh 2017

Những năm qua, trường hợp chọn sai ngành không phải ít. Theo TS. Hoàng Tịnh Bảo, Thường trực Ban Tư vấn và quảng bá tuyển sinh ĐH Huế, dù chưa có thống kê cụ thể nhưng có không ít sinh viên bỏ học để đăng ký thi lại ngành khác hoặc chọn hướng đi mới (học nghề, du học). Kết quả khảo sát ý kiến sinh viên của một số trường thành viên ĐH Huế cho thấy, nhiều trường hợp đã học gần xong năm thứ nhất vẫn chưa định hướng được nghề nghiệp tương lai, không đam mê với ngành nghề theo học dẫn đến chán nản, thiếu tập trung trong học tập.

Trường hợp hay gặp là thí sinh chọn ngành theo mong muốn, áp đặt từ phía gia đình. Dù không đam mê với ngành học nhưng để đáp ứng “nguyện vọng” của phụ huynh, do gia đình có nghề nghiệp truyền thống hay mối quan hệ sẵn có nên nhiều thí sinh vẫn nghe theo. Khi học thực tế, nhiều người cảm thấy chán nản, không hứng thú dẫn đến kết quả học tập bị ảnh hưởng và buộc phải chọn lại ngành học khác.

Cũng có nhiều thí sinh chọn theo phong trào, chọn những ngành bạn bè chọn nhiều hoặc những ngành đang “hot”, ngành có mức lương cao nhưng chưa nghiên cứu kỹ thị trường lao động hoặc những yêu cầu riêng của ngành học dẫn đến sai lầm. “Thời điểm sinh viên chọn thì ngành nghề đó đang “hot” nhưng nhu cầu nhân lực sắp bão hòa. Đến khi sinh viên ra trường (4 - 5 năm sau) ngành, nghề đó thừa lao động dẫn đến tình trạng thất nghiệp. Thậm chí, có sinh viên học 2 năm thấy thị trường lao động ngành đó khó khăn lại tiếp tục bỏ, chọn ngành học khác”, Ths. Trần Võ Văn May, Thường trực Ban Tư vấn tuyển sinh Trường ĐH Nông lâm nói.

Từ mùa tuyển sinh 2017, tình trạng thí sinh chọn đại, miễn là ngành đó thuộc trình độ ĐH cũng khá phổ biến. Theo quy chế tuyển sinh, thí sinh được đăng ký nhiều nguyện vọng. Ngoài nguyện vọng đầu tiên thường được thí sinh nghiên cứu kỹ, vẫn có tình trạng đăng ký các nguyện vọng tiếp theo kiểu qua loa, chưa tìm hiểu kỹ. Khi rớt nguyện vọng 1 nhưng trúng tuyển và theo học những ngành học còn lại, người học không hứng thú do thiếu đam mê.

Có phương pháp phù hợp

Để xác định bản thân phù hợp với ngành nghề nào, thí sinh nên bắt đầu từ sở thích, tính cách và điều kiện của mình. Chọn ra một loạt các ngành nghề, trường thích hợp rồi nghiên cứu và loại bỏ dần. Đây cũng là cơ hội để thí sinh sắp xếp và đăng ký đa nguyện vọng do quy chế tuyển sinh cho phép. Để tăng tính chuẩn xác, thí sinh có thể thực hiện những bài trắc nghiệm về nghề nghiệp dựa trên yếu tố năng lực, sở thích, điều kiện gia đình và có thể nhờ thầy cô, người thân, bạn bè đánh giá mức độ phù hợp của bản thân liên quan đến các ngành dự định chọn.

Học sinh tìm hiểu thông tin về các ngành nghề thuộc các cơ sở giáo dục thành viên ĐH Huế

Trước khi đưa ra quyết định cũng cần có sự nghiên cứu kỹ thông tin về trường, ngành nghề đó xem mức độ phù hợp với bản thân, nhất là các thông tin về mục tiêu và nội dung đào tạo; phẩm chất và kỹ năng cần thiết để tham gia lao động trong nghề; năng lực học tập bản thân đối với ngành học đó, trong đó có thể căn cứ vào kết quả học tập các môn thi tuyển đầu vào của ngành định theo học, trên cơ sở điểm trúng tuyển của ngành đó trong nhiều năm liền; các trường, khối thi có ngành đó.

TS. Hoàng Tịnh Bảo gợi ý, có thể tìm đến các công ty, trung tâm tư vấn về tâm lý giáo dục, những địa điểm có đầy đủ sách, tài liệu kiến thức về nghề nghiệp mà thí sinh dự định chọn để tham khảo. Ngoài ra, cũng có thể trao đổi với sinh viên khóa trước hoặc những người đã thành công trong lĩnh vực sắp chọn để có thêm thông tin đối chiếu lại với sở thích, năng lực bản thân.

Một nguồn tham khảo trực tiếp và khá quan trọng là các đơn vị đến quảng bá tuyển sinh. Giai đoạn từ khoảng tháng 2 - 4 hằng năm có rất nhiều đơn tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp trực tiếp, thí sinh nên tận dụng triệt để cơ hội này bởi các ban tư vấn nắm rất kỹ và chuẩn xác các thông tin tuyển sinh đồng thời có kinh nghiệm tư vấn, hướng nghiệp cho người học.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Sắc Huế trong em”

Đây là chủ đề hội chợ trường học lần thứ V, năm học 2023 – 2024 do Trường tiểu học Vĩnh Ninh tổ chức ngày 24/3.

“Sắc Huế trong em”
Đổi mới và phát triển giáo dục nghề nghiệp

Chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế cũng như thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo, năm 2024, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm đổi mới, phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN).

Đổi mới và phát triển giáo dục nghề nghiệp
​Giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các xã nghèo

Từ ngày 5/3 đến 15/3 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện A Lưới, Phú Lộc, Phong Điền, Phú Vang kiểm tra, giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các trường học có bán trú thuộc 25 xã nghèo.

​Giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các xã nghèo
Nhu cầu xã hội về ngành dinh dưỡng rất lớn

Nắm bắt xu hướng nhu cầu về dinh dưỡng trong đời sống ngày càng cao, năm 2024, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế bắt đầu mở khóa đào tạo chuyên ngành dinh dưỡng đầu tiên.

Nhu cầu xã hội về ngành dinh dưỡng rất lớn
Return to top