ClockThứ Sáu, 19/05/2017 22:03
KHAI THÁC, TẬP KẾT CÁT SỎI TRÁI PHÉP:

Cần xây dựng chế tài xử phạt nghiêm vi phạm

TTH - Tình trạng khai thác và tập kết cát sỏi trái phép sẽ ảnh hưởng tới môi trường, gây lãng phí tài nguyên… là nhấn mạnh của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ tại hội nghị đánh giá tình hình triển khai thực hiện các quyết định liên quan về sử dụng bến bãi tập kết vật liệu xây dựng cát, sỏi và quy hoạch khai thác cát, sỏi trên địa bàn tỉnh chiều 19/5.

Một trong số các bến bãi tập kết không tuân thủ quy định hoạt động

Nhiều sai phạm

Theo quy hoạch khai thác cát sỏi, trên địa bàn tỉnh có 46 bãi bồi, 5 đoạn sông và 5 điểm cát nội đồng. Hiện, công tác khai thác được triển khai theo quy hoạch, các đơn vị đã tiến hành lập thủ tục cấp phép khai thác theo quy định, nhằm tránh tình trạng khai thác ồ ạt trên sông Hương (từ Cầu Tuần về phía hạ nguồn).

Tuy nhiên theo ông Nguyễn Đại Viên, Phó Giám đốc Sở Xây dựng, vẫn còn xảy ra tình trạng khai thác cát, sỏi trái phép tại khu vực bến Gia Long, cầu Tuần; khu vực đầu nguồn sông Bồ từ ngã ba Bác Vọng Đông về phía hạ lưu gần ngã ba Sình…Trên địa bàn huyện Phong Điền do nhu cầu vật liệu san lấp tăng nên người dân vùng ven biển và đầm phá khai thác cát trắng trái phép làm vật liệu san lấp. Việc hoàn trả mặt bằng sau khai thác vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc, gây ảnh hưởng đến các hộ dân xung quanh.

Về các bãi tập kết cát sỏi, theo quy hoạch trên địa bàn có 55 điểm (57 bãi) tập kết cát, sỏi. Quá trình triển khai hoạt động đã đề xuất đưa ra khỏi quy hoạch 4 bãi và bổ sung thêm 15 bãi, theo đó hiện toàn tỉnh có 68 bãi tập kết trong quy hoạch. Một số bến bãi đưa vào hoạt động nhưng chưa tuân thủ theo quy định quản lý bến bãi như: chưa thực hiện thủ tục đấu giá đất và giao đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cam kết môi trường, giấy phép bến thủy nội địa, cấp phép xây dựng bãi,… Do sự buông lỏng trong công tác quản lý dẫn đến có nhiều bãi tự phát, hoạt động trong thời gian dài, không có chế tài, xử lý; trong đó TP.  Huế 12 bãi, Hương Trà 4 bãi, Hương Thủy 6 bãi, Phong Điền 8 bãi, Phú Vang 7 bãi, A Lưới 1 bãi.

Khai thác cát sỏi trên sông Hương còn bất cập

Các đại diện tham dự hội nghị chỉ rõ nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là do các phương tiện khai thác cát, sỏi trái phép hoạt động vào thời điểm đêm tối rất khó trong công tác kiểm tra, xử phạt. Chính quyền địa phương chưa thực hiện đầy đủ trách nhiệm quản lý hoạt động khai thác cát, sỏi trên địa bàn quản lý. Thiếu nhân lực, phương tiện, chế tài trong việc xử lý vi phạm cũng khiến công tác xử lý gặp không ít khó khăn. Riêng tại bãi bồi Phú Kinh, xã Phong Mỹ nằm trong địa giới hành chính của huyện Phong Điền nhưng các hộ dân thuộc huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị sinh sống và làm ăn nên gặp khó khăn trong công tác quản lý.

Quyết tâm di dời các bãi tập kết cát sỏi ngoài quy hoạch

Trước tình trạng các doanh nghiệp khai thác cát sỏi có các sai phạm trong thực hiện quy hoạch bến bãi tập kết cát sỏi, ông Trần Song, Phó Chủ tịch UBND YP. Huế thẳng thắn nhận trách nhiệm và thừa nhận có sự thiếu kiểm soát trong công tác quản lý.

Phó Chủ tịch thành phố thông tin, hiện trên địa bàn có 3 đơn vị được cấp mỏ khai thác nhưng chưa được cấp bãi tập kết. Tỉnh và các sở ngành liên quan cần nghiên cứu bổ sung thêm một số điểm tập kết cát sỏi trên địa bàn thành phố vào quy hoạch nhằm tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động. Đồng thời cam kết thời gian tới, thành phố sẽ triển khai kế hoạch cấm các phương tiện vận chuyển cát ra, vào các bãi bồi và xử lý các trường hợp vi phạm.

Theo thống kê của Sở xây dựng, hiện toàn tỉnh có 68 bãi tập kết cát sỏi theo quy hoạch nhưng mới triển khai 35 bãi. Trong đó chỉ có 3 bãi có giấy phép xây dựng, 9 bãi thực hiện cam kết bảo vệ môi trường, 12 bãi có giấy tờ hợp lệ về quyền sử dụng đất và chỉ có 2 hộ xây dựng nội quy bến bãi. Có 38 bãi không theo quy hoạch.

Nhiều ý kiến cũng rằng, để ngăn chặn tình trạng khai thác và tập kết cát sỏi, trái phép phải có sự phối hợp giữa lực lượng Công an địa phương và Cảnh sát giao thông đường thủy, Thanh tra Sở TN&MT… tránh đùn đẩy trách nhiệm, cả nể trong việc xử lý các hành vi khai thác cát, sỏi trái phép. Cần nhân rộng mô hình HTX quản lý, khai thác cát, sỏi lòng sông. Nghiên cứu để có chính sách hỗ trợ người dân chuyển từ nghề khai thác trái phép, nhỏ lẻ, sang khai thác tập trung theo quy hoạch, góp phần quản lý và bảo vệ tài nguyên môi trường lưu vực sông. Các địa phương phải xây dựng lộ trình di dời bãi tập kết ngoài quy hoạch và đề suất các điểm tập kết mới phù hợp nhằm giải quyết dứt điểm tình trạng khai thác và tập kết cát, sỏi trái phép.

Kết luận tại hội nghị, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ chỉ rõ, nhu cầu cát sỏi hiện nay có thực, nhưng khai thác phải đảm bảo quy hoạch và các quy định vệ sinh môi trường. Bất cập lớn nhất trong công tác thực hiện quy hoạch khai thác và tập kết vật liệu xây dựng cát sỏi là chưa huy động được sự vào cuộc của toàn xã hội; năng lực trong công tác xử lý vi phạm chưa được các địa phương, đơn vị phát huy.

Thời gian tới, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng cần tăng cường phổ biến các quy định liên quan về thẩm quyền xử lý vi phạm cho cán bộ từ xã, phường đến huyện, tỉnh. Căn cứ các quy định liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố cần rà soát, xây dựng lộ trình di dời các bãi tập kết cát sỏi vi phạm, nghiên cứu chế tài xử phạt và tăng cường phối hợp quản lý hoạt động khai thác và tập kết cát sỏi… Quyết tâm đến cuối năm hoàn thành công tác di dời các bãi tập kết cát sỏi ngoài quy hoạch.

Hoàng Loan

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hai vợ chồng cho vay lãi suất “cắt cổ” lãnh án

Sáng 15/3, Tòa án Nhân dân tỉnh đưa ra xét xử sở thẩm vụ án “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự” đối với 2 vợ chông Lê Văn Cầm và Nguyễn Thị Diệu Hiền (cùng SN 1987, cùng trú 3/113 Đào Duy Anh, phường Thuận Lộc, TP. Huế).

Hai vợ chồng cho vay lãi suất “cắt cổ” lãnh án
Xử phạt nồng độ cồn có vi phạm nhân quyền?

Dịp Tết Giáp thìn 2024, người ta bàn nhiều về kiểm tra nồng độ cồn (NĐC) và những câu chuyện về liên hoan, gặp mặt, tất niên cuối năm… với những hạn chế khi uống bia, rượu. Chuyện sẽ không có gì đáng nói nếu như không có kiểm tra gắt gao của cảnh sát giao thông (CSGT) và phản ứng cho đó là vi phạm nhân quyền.

Xử phạt nồng độ cồn có vi phạm nhân quyền
Nhà máy chưa được nghiệm thu đã phát điện

Công ty CP Thủy điện Sông Bồ đã chấp hành nộp phạt số tiền 210 triệu đồng theo quyết định xử phạt của Chủ tịch UBND tỉnh. Tuy nhiên, số tiền thu lợi bất hợp pháp đối với hạng mục vi phạm có được từ hoạt động phát điện vẫn chưa được xác định.

Nhà máy chưa được nghiệm thu đã phát điện

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top