ClockThứ Năm, 28/09/2017 07:12

Canada: Cảnh báo tác hại của đồ uống thể thao và nước tăng lực đối với trẻ em

TTH.VN - Hiệp hội Nhi khoa Canada cảnh báo, trẻ em và thanh thiếu niên nên ngưng sử dụng hầu hết các loại đồ uống thể thao và nước tăng lực, do các sản phẩm này chứa hàm lượng đường cao, sử dụng lâu dài có thể làm tăng khả năng mắc bệnh béo phì, sâu răng và hàng loạt các hệ lụy khác.

WHO kêu gọi các nước tăng thuế đồ uống có đườngHaiti: 30.000 người dân tiếp cận nước sạch nhờ chiến dịch của LHQ

Tiến sĩ Catherine Pound, bác sĩ nhi khoa - nhà nghiên cứu thuộc bệnh viện nhi đồng Đông Ontario (Canada) cho biết, mặc dù các sản phẩm thức uống tăng lực có chứa caffein, đường và chất điện phân giúp giảm mệt mỏi, nhưng đó cũng là “con dao hai lưỡi” đối với sức khỏe của trẻ - vốn dễ bị ảnh hưởng bởi một lượng nhỏ chất kích thích. Trong trường hợp sử dụng quá liều sẽ gây ra các phản ứng phụ nghiêm trọng như rối loạn hành vi, lo lắng, mất ngủ, rối loạn nhịp tim, nôn mửa, tiêu chảy hoặc trầm trọng hơn là dẫn đến tử vong.

Hiệp hội nhi khoa Canada cảnh báo nguy cơ mắc bệnh khi sử dùng quá nhiều nước tăng lực có chứa đường và cafein. Ảnh: CBC News

Trước đó, một thiếu niên ở miền nam tiểu bang Carolina (Hoa Kỳ) đã thiệt mạng do rối loạn nhịp tim – triệu chứng gây ra bởi cafein, sau khi tiêu thụ hết một ly nước tăng lực lớn và một ly cà phê trong vòng 2 giờ.

Nhằm hạn chế hậu quả, trẻ em và thanh thiếu niên trên toàn thế giới được khuyến cáo là nên ngưng sử dụng các loại đồ uống nguy hiểm kể trên, đồng thời cần mở ra các cuộc trao đổi giữa người lớn và trẻ em, nhằm giảm thiểu tối đa khả năng trẻ em pha rượu vào đồ uống có cafein và giáo dục cộng đồng về tác hại cũng như nguy cơ tiềm ẩn có thể tàn phá sức khỏe, nếu loại nước này được sử dụng trong thời gian dài.

Được biết, đồ uống thể thao và nước tăng lực được khá nhiều trẻ em ưa chuộng. Cũng trong thống kê của Hiệp hội Nhi khoa Canada, vào năm 2009, thị trường đồ uống thể thao ở Canada có trị giá lên đến 423 triệu USD. Ở Mỹ, mức tiêu thụ các sản phẩm nước năng lượng cũng tăng mạnh và đạt doanh thu 3,2 tỷ USD trong năm 2006.

Đan Lê (Lược dịch từ CBC News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngổn ngang công trường đường Chợ Mai - Tân Mỹ

Là dự án (DA) giao thông trọng điểm, với mục tiêu làm tiền đề cho việc thu hút các nhà đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầng, thế nhưng đường Chợ Mai - Tân Mỹ chậm tiến độ kéo dài và đến nay ngưng thi công hoàn toàn. Chủ đầu tư đang có văn bản gửi UBND tỉnh xin bố trí vốn bổ sung và yêu cầu các đơn vị thi công trở lại để hoàn thành DA.

Ngổn ngang công trường đường Chợ Mai - Tân Mỹ
Ấn Độ thắt chặt xuất khẩu gạo, đe dọa giá lương thực toàn cầu

Để đảm bảo an ninh lương thực trong nước, Ấn Độ đang ngày càng hạn chế hơn đối với việc xuất khẩu gạo. Động thái này của nước xuất khẩu gạo hàng đầu có khả năng sẽ tiếp tục siết chặt nguồn cung ngũ cốc toàn cầu, đồng thời làm tăng giá gạo trên thế giới.

Ấn Độ thắt chặt xuất khẩu gạo, đe dọa giá lương thực toàn cầu
Ấn Độ sẽ cấm xuất khẩu đường lần đầu tiên sau 7 năm

Ấn Độ dự kiến sẽ cấm các nhà máy xuất khẩu đường trong niên vụ sắp tới, bắt đầu từ tháng 10 năm nay, tạm dừng các lô hàng xuất khẩu lần đầu tiên sau 7 năm, trong bối cảnh tình trạng thiếu hụt lượng mưa làm giảm năng suất mía, Hãng Thông tấn Reuters ngày 24/8 trích dẫn 3 nguồn tin Chính phủ nước này cho biết.

Ấn Độ sẽ cấm xuất khẩu đường lần đầu tiên sau 7 năm
Lên thành phố và lên bảng tên đường

Trên đường đua nước rút để cả tỉnh có thể trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2025, Thừa Thiên Huế đang ngổn ngang khá nhiều việc.

Lên thành phố và lên bảng tên đường

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top