Thế giới

Canada tìm cách tiếp cận "bền vững" hơn để đối phó với COVID-19

ClockThứ Bảy, 05/02/2022 14:57
Theo Cơ quan Y tế Công cộng Canada, nỗ lực của nước này nên tập trung vào việc ngăn ngừa các ca nhiễm COVID-19 thể nặng thông qua tiêm chủng, thay vì ngăn chặn tất cả các ca nhiễm mới.

Canada: Chứng nhận tiêm vaccine giả được chào bán tràn lan trên mạngCanada phê duyệt sử dụng vaccine Covid-19 của Johnson & JohnsonCanada xác nhận hai trường hợp nhiễm virus Corona biến chủng mới ở Anh

Hành khách đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại sân bay quốc tế Toronto ở Mississauga, Ontario (Canada). Ảnh: THX/TTXVN

Người đứng đầu Cơ quan Y tế Công cộng Canada (PHAC), Tiến sỹ Theresa Tam ngày 4/2 nhấn mạnh Canada cần phải tìm cách tiếp cận "bền vững" hơn để đối phó với đại dịch COVID-19 và các biến thể trong tương lai của virus SARS-CoV-2.

Theo bà Theresa Tam, tất cả các chính sách y tế công cộng hiện hành, bao gồm cả hộ chiếu vaccine của các tỉnh bang, cần được "xem xét lại" trong những tuần tới vì rõ ràng Canada và các nước trên thế giới sẽ phải vật lộn với loại virus này trong nhiều tháng hoặc nhiều năm tới.

Cơ quan Y tế Công cộng Canada đang trao đổi ý kiến với các đối tác ở các tỉnh bang và vùng lãnh thổ để tìm ra cách tiếp cận mới. Theo bà, các nỗ lực của Canada nên tập trung vào việc ngăn ngừa các ca nhiễm COVID-19 thể nặng thông qua tiêm chủng, thay vì ngăn chặn tất cả các ca nhiễm mới của loại virus có khả năng lây truyền cao này.

Theo tiến sỹ Tam, hai mũi đầu tiên của vaccine mặc dù không bảo vệ hoàn toàn chống lại nguy cơ nhiễm biến thể Omicron, nhưng vẫn cung cấp "khả năng bảo vệ tốt" chống lại nguy cơ phải nhập viện và tử vong.

Bà Tam cho biết thêm, mũi tiêm thứ ba cung cấp "khả năng bảo vệ vượt trội," giúp giảm đáng kể nguy cơ bị các biến chứng nghiêm trọng. Mũi tiêm thứ ba cũng có thể giúp ngăn ngừa nhiễm virus.

Tiến sỹ Tam cho biết ưu tiên của Canada là triển khai càng nhiều mũi tiêm tăng cường càng tốt. Nhưng chiến dịch tiêm chủng đã bị đình trệ, khi chỉ 50% số người đủ điều kiện tiêm nhắc lại đã tiêm mũi thứ ba.

Trong bối cảnh vaccine được cung cấp rộng rãi và các liệu pháp điều trị đầy hứa hẹn như thuốc Paxlovid của Pfizer bắt đầu được sự dụng, cùng với mức độ miễn dịch tự nhiên cao hơn sau làn sóng Omicron, bà Tam "lạc quan" rằng Canada có thể tìm được sự cân bằng tốt hơn giữa việc chống lại COVID-19 và để người dân trở lại cuộc sống bình thường hơn.

Hiện hệ thống chăm sóc y tế của Canada vẫn đang trong tình trạng căng thẳng. Vẫn có hơn 10.000 người đang được điều trị tại các bệnh viện, với 1.100 ca tại các đơn vị điều trị tích cực (ICU). Canada đang phải chứng kiến khoảng 140 người tử vong mỗi ngày vì COVID-19./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não

Trong một động thái lịch sử, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây cho biết, Nigeria đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai loại vaccine 5 trong 1 mới “mang tính cách mạng” chống viêm màng não, nhằm bảo vệ con người, chống lại 5 chủng vi khuẩn não mô cầu chính là A, C, W, Y và X.

Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Canada gia hạn lệnh cấm người nước ngoài sở hữu nhà thêm 2 năm

Ngày 5/2, chính phủ Canada tuyên bố gia hạn lệnh cấm người nước ngoài sở hữu nhà ở nước này thêm 2 năm, động thái được thực hiện nhằm giải quyết những lo ngại về việc người dân Canada bị đẩy ra khỏi thị trường nhà ở ở các thành phố và thị trấn trên khắp đất nước.

Canada gia hạn lệnh cấm người nước ngoài sở hữu nhà thêm 2 năm
Tiêm chủng mở rộng năm 2024: Đảm bảo nguồn vắc-xin

Trong đợt tiêm đầu năm 2024, các vắc-xin phục vụ chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em và bà mẹ mang thai đã được phân bổ về cơ sở. Nhiều phụ huynh vùng nông thôn vui mừng vì không phải tốn kém, vất vả lên thành phố tiêm dịch vụ các mũi còn thiếu trong năm 2023.

Tiêm chủng mở rộng năm 2024 Đảm bảo nguồn vắc-xin
Return to top