Thế giới

Căng thẳng giữa Úc và Indonesia ảnh hưởng đến quan hệ thương mại

ClockThứ Ba, 14/07/2015 17:06
TTH.VN - Một quan chức Indonesia hôm nay (14/7) cho biết, nước này đã cắt giảm đáng kể việc nhập khẩu gia súc từ Úc. Động thái này làm dấy lên mối lo ngại rằng những căng thẳng giữa hai nước hiện nay đang ảnh hưởng đến quan hệ thương mại.

Jakarta sẽ nhập khẩu 50.000 gia súc trong quý III/2015, giảm mạnh so với con số 250.000 của quý trước và 180.000 trong cùng kỳ năm ngoái, Bộ Thương mại Indonesia công bố.


Công nhân Indonesia chuyển đàn bò nhập khẩu từ Úc xuống cảng - Ảnh: AFP

Indonesia là thị trường lớn nhất đối với thương mại xuất khẩu trực tiếp của Australia, trị giá khoảng 1 tỷ USD và sử dụng hàng ngàn lao động.

Thông tin này càng làm tăng thêm lo ngại về mối quan hệ đang dần phai nhạt giữa 2 nước láng giềng, sau khi Indonesia nhất quyết thi hành bản án tử hình đối với 2 tội phạm buôn ma tuý người Úc hồi cuối tháng 4/2015.

"Tôi chân thành hy vọng rằng mối quan hệ của chúng tôi với Indonesia về mặt chính trị không phải là lý do dẫn đến việc Indonesia cắt giảm lượng gia súc nhập khẩu từ Úc”, Bill Shorten, lãnh đạo của đảng Lao động đối lập Úc cho biết. Bộ trưởng Nông nghiệp Úc Barnaby Joyce cũng nói rằng, thông tin này rất "đáng thất vọng" và ông hy vọng sẽ sớm có cuộc gặp với các bộ trưởng Indonesia để giải quyết vấn đề.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Ngoại giao Úc Julie Bishop nhấn mạnh, việc cắt giảm nhập khẩu gia súc là "một vấn đề thương mại", "chúng tôi đang liên lạc thường xuyên và tôi đảm bảo rằng đó là một thoả thuận thương mại, không liên quan đến các mối quan hệ tổng thể vốn vẫn đang rất tốt giữa Australia và Indonesia".

Trong khi đó, ông Partogi Pangaribuan, người đứng đầu mảng thương mại nước ngoài của Bộ Thương mại Indonesia, cũng phủ nhận những căng thẳng gần đây giữa 2 nước đứng sau động thái cắt giảm nhập khẩu. "Chúng tôi nhập khẩu 250.000 gia súc trong quý II/2015, số đó sẽ đủ dùng cho đến tháng 8 hoặc tháng 9/2015 và nguồn cung trong nước cũng đủ đáp ứng," ông nói với hãng tin AFP.

Theo luật pháp Indonesia, gia súc chỉ có thể được nhập khẩu nếu nguồn cung trong nước không đủ, và nói thêm rằng lượng gia súc có thể được nhập khẩu nhiều hơn trong quý IV. Trong nhiều năm qua, Indonesia được thúc đẩy để có thể tự cung tự cấp nguồn cung thịt bò.

Năm 2011, Úc tạm thời cấm gửi gia súc sang Indonesia sau khi một tài liệu tiết lộ việc đối xử tàn bạo đối với những con bò ở các lò mổ Indonesia, chọc giận các nhà xuất khẩu Úc và khuyến khích Jakarta tìm kiếm nguồn cung từ nơi khác.

Mối quan hệ giữa 2 nước láng giềng này có lịch sử đầy chông gai và bị giáng thêm một đòn mạnh hồi tháng 4 vừa qua khi Indonesia tử hình 2 tội phạm ma tuý của Úc là Myuran Sukumaran và Andrew Chan, khiến Canberra tạm thời triệu hồi đại sứ của mình từ Jakarta để tham vấn.

Ngoài ra, các cáo buộc về việc các quan chức Úc chi trả 31.000 USD cho những kẻ buôn lậu để đưa một chiếc tàu chở người tị nạn quay trở về Indonesia hồi tháng 5/2015 cũng khiến Jakarta tức giận.

Trong quá khứ, Indonesia là điểm khởi hành chính của các tàu chở người di cư đến Australia nhưng các chuyến đi gần như hoàn toàn dừng lại kể từ khi Canberra công bố thắt chặt việc kiểm soát biên giới hơn nữa.

Bảo Nghi (lược dịch từ AFP & Dailymail)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa

Một nhóm gồm 160 công ty tài chính ngày hôm nay (19/4) đã lên tiếng kêu gọi các chính phủ nhất trí về một hiệp ước chấm dứt ô nhiễm nhựa, nhằm giúp thúc đẩy hành động của khu vực tư nhân, trước vòng đàm phán toàn cầu tiếp theo ở Canada.

Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa
Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người

Sự lây lan toàn cầu đang diễn ra của các ca nhiễm “cúm gia cầm” sang động vật có vú trong đó có con người là một mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia y tế cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 18/4 cho biết, khi họ công bố các biện pháp mới nhằm giải quyết những bệnh lây truyền qua đường không khí.

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
'Nóng' chủ đề Trung Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng G7

Rạng sáng 18/4 (giờ Việt Nam), Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã khai mạc trên đảo Capri của Italy, với trọng tâm thảo luận là tình hình căng thẳng hiện nay ở Trung Đông.

Nóng chủ đề Trung Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng G7
Return to top