Căng thẳng khu vực, khủng bố ở Paris chiếm lĩnh hội nghị APEC
TTH.VN - Căng thẳng trong khu vực do vấn đề Biển Đông và mối lo ngại về an ninh sau các cuộc tấn công của lực lượng Hồi giáo cực đoan IS ở Paris có thể làm lu mờ những nỗ lực thúc đẩy thương mại và tăng trưởng trên toàn khu vực có khoảng 3 tỷ người của lãnh đạo các nước trên vành đai Thái Bình Dương trong hội nghị APEC, Reuters sáng nay (16/11) đưa tin.
Tuy nhiên, bên cạnh các chủ đề nổi bật nói trên, gần 20 nhà lãnh đạo tham dự Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Manila tuần này cũng sẽ bàn thảo về các vấn đề bất ổn thị trường, áp lực bảo hộ và sự cần thiết phải tiến hành những cải cách đầy khó khăn khi tăng trưởng thương mại đang chậm lại.
Philippines đặt vào tình trạng báo động cao sau các cuộc tấn công vào thủ đô của Pháp hồi cuối tuần trước, thắt chặt an ninh tại Manila để đảm bảo an toàn cho hàng ngàn đại biểu. Giao thông hỗn loạn trên toàn thành phố có 12 triệu dân này vào sáng nay khi cảnh sát đóng cửa nhiều tuyến đường dẫn đến địa điểm nơi các Bộ trưởng tiến hành các cuộc hội đàm sơ bộ trước thềm hội nghị thượng đỉnh chính thức sẽ nhóm họp vào ngày 18-19/11 tới đây.
An ninh được tăng cường để bảo vệ hội nghị thượng đỉnh APEC. Ảnh: AFP
Các quan chức Philippines nói rằng, hiện vẫn không có thông tin tình báo nào cho thấy có khả năng xảy ra một cuộc tấn công vào hội nghị thượng đỉnh Manila, với sự tham dự của Tổng thống Mỹ Barack Obama, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, nhưng khoảng 30.000 cảnh sát và binh lính đã được triển khai tới đây để bảo vệ.
"Không có mối đe dọa thực sự nào, tôi có thể đảm bảo điều đó", phát ngôn viên cảnh sát quốc gia Wilben Mayor cho biết. "Nhưng nói chung, chúng tôi đã tăng cường hoạt động tình báo và an ninh".
Tổng thống Obama và các nhà lãnh đạo khác trên thế giới sẽ đến Manila từ ngày mai (17/11), sau khi tham dự Hội nghị thượng đỉnh các nhà lãnh đạo G20 tại Thổ Nhĩ Kỳ, nơi mà vụ khủng bố ở Paris làm lu mờ chương trình nghị sự.
"Theo truyền thống, G20 là một diễn đàn chủ yếu để thảo luận về các vấn đề kinh tế mà thế giới phải đối mặt. Nhưng mọi thứ đã lu mờ bởi các cuộc tấn công khủng khiếp vừa diễn ra ở Paris", Tổng thống Obama nói trong một tuyên bố ngày hôm qua.
Ngay cả trước khi xảy ra cuộc tấn công hôm 13/11 khiến ít nhất 132 người thiệt mạng ở Paris, đã có lo ngại rằng chương trình nghị sự về tăng cường hội nhập kinh tế của APEC sẽ bị suy yếu bởi các vấn đề khác, nhất là những xung đột trên biển Đông.
Philippines tuyên bố sẽ là một "chủ nhà tốt" bằng cách tránh xa chủ đề đã gây căng thẳng giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ trong những tuần gần đây trong chương trình nghị sự của hội nghị, nhưng cho biết vấn đề này có thể được đặt ra trong phiên kết thúc của các nhà lãnh đạo vào ngày 19/11.
"Chúng tôi không thể kiểm soát những gì các nhà lãnh đạo kinh tế khác sẽ nêu lên trong phiên kết thúc", phát ngôn viên ngoại giao Charles Jose nói, và cho biết thêm, Ngoại trưởng Philippines đã có cuộc họp với đối tác Trung Quốc trong tuần trước.
"Những gì đang diễn ra hiện nay ở Biển Đông đang gây ra sự bất ổn, phá hoại hòa bình và ổn định mà có thể có ảnh hưởng đến sự phát triển và thịnh vượng của các nước trong khu vực", ông Jose nhấn mạnh.
Các cuộc hội đàm bên lề
Một tuần trước hội nghị thượng đỉnh, máy bay ném bom chiến lược B-52 của Mỹ đã bay gần đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng phi pháp ở biển Đông, thể hiện quyết tâm của Washington trước Bắc Kinh trên vùng biển tranh chấp.
Tổng thống Obama có thể sẽ thảo luận về những va chạm trên vùng biển Đông và mối quan hệ quân sự khi gặp Tổng thống Philippines Benigno Aquino bên lề hội nghị thượng đỉnh, ông Philip Goldberg - Đại sứ Mỹ tại Philippines cho biết.
Tổng thống Aquino và Thủ tướng Nhật Shino Abe cũng dự kiến sẽ thống nhất về một thỏa thuận mở đường cho Tokyo cung cấp thiết bị quân sự cho Manila, có thể bao gồm cả máy bay có thể được triển khai để tuần tra trên vùng biển Đông đang tranh chấp, nguồn tin tiết lộ. Thỏa thuận này sẽ đánh dấu lần đầu tiên Nhật Bản đồng ý trực tiếp tặng trang thiết bị quân sự cho một quốc gia khác.
Philippines và Việt Nam dự kiến cũng sẽ ký một thỏa thuận hợp tác chiến lược quản lý cách thức hợp tác của lực lượng hải quân 2 nước
Những tiến triển như vậy có thể làm Trung Quốc lo lắng, khi tuần trước, nước này đã đến Manila nhằm khôi phục lại mối quan hệ song phương không mấy tốt đẹp giữa 2 nước. Bắc Kinh nhấn mạnh, sẽ sử dụng con đường song phương để giải quyết tranh chấp.
Các vấn đề thương mại
Hội nghị APEC cũng sẽ là cơ hội cho các nhà lãnh đạo của 12 nước thành viên đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) gặp nhau lần đầu tiên kể từ khi ký kết được thỏa thuận loại bỏ các rào cản thương mại và cho phép tự do thương mại giữa các nước thành viên.
APEC, chiếm 60% tổng sản lượng toàn cầu và gần một nửa thương mại thế giới, đang hướng tới một khu vực thương mại tự do lớn hơn cho 21 nền kinh tế của mình vào năm 2025, nhưng sự tái xuất hiện chủ nghĩa bảo hộ ở một số nước có thể là một trở ngại đáng kể.
"Một sự suy giảm trong tăng trưởng thương mại đang đè nặng lên các nền kinh tế châu Á-Thái Bình Dương, đang diễn ra sau 1/4 thế kỷ tăng trưởng thương mại cao, thúc đẩy sự phát triển của khu vực và biến thành một công cụ cho các nền kinh tế toàn cầu", Ban Thư ký APEC cho biết trong một tuyên bố.
Tố Quyên (lược dịch từ Reuters & Sputnik)
- Canada-Mỹ đạt được thỏa thuận quan trọng về vấn đề người di cư (25/03)
- Chương mới cho khu vực Mekong (25/03)
- Anh và Liên minh châu Âu chính thức ký thực thi Khuôn khổ Windsor (25/03)
- WHO tăng cường sáng kiến chống lại bệnh lao (24/03)
- Liên minh châu Âu nhất trí đẩy nhanh cải cách thị trường điện (24/03)
- 5 ngân hàng trung ương ASEAN và BIS thử nghiệm thanh toán xuyên biên giới (24/03)
- ECB tiết lộ tiến bộ trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu (24/03)
- Nhật Bản tiếp tục chi hơn 15 tỷ USD để xoa dịu tác động của lạm phát (23/03)
-
Canada-Mỹ đạt được thỏa thuận quan trọng về vấn đề người di cư
- Chương mới cho khu vực Mekong
- 5 ngân hàng trung ương ASEAN và BIS thử nghiệm thanh toán xuyên biên giới
- ECB tiết lộ tiến bộ trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu
- Nhật Bản tiếp tục chi hơn 15 tỷ USD để xoa dịu tác động của lạm phát
- Nước là cốt lõi của sự phát triển bền vững
- Hi vọng cho Sri Lanka: IMF sắp giải ngân đợt đầu tiên trong gói cứu trợ 2,9 tỷ USD
- 190 triệu trẻ em đứng trước nguy cơ từ khủng hoảng liên quan đến nước
- Bảo vệ tính bền vững bất chấp nghịch cảnh ở châu Á - Thái Bình Dương
- Khoảng 10 triệu trẻ em châu Phi đang cần hỗ trợ nhân đạo
-
Nước là cốt lõi của sự phát triển bền vững
- Amazon công bố kế hoạch sa thải thêm 9.000 nhân viên
- Quan hệ hợp tác Việt Nam-Bỉ đang ở thời kỳ phát triển tốt đẹp nhất
- Sớm cho trẻ ăn bơ đậu có thể giúp giảm 77% nguy cơ dị ứng với đậu phộng
- ADB: Cần phát triển hơn nữa chương trình bữa ăn học đường cho trẻ
- Cuba bắt đầu mở cửa cho doanh nghiệp thương mại có vốn nước ngoài
- 190 triệu trẻ em đứng trước nguy cơ từ khủng hoảng liên quan đến nước
- OECD: Triển vọng kinh tế châu Á “tương đối mạnh” dù tăng trưởng toàn cầu không mấy khả quan
- Hi vọng cho Sri Lanka: IMF sắp giải ngân đợt đầu tiên trong gói cứu trợ 2,9 tỷ USD
- Ổn định kinh tế bị đe dọa bởi tình trạng thiếu hụt lượng mưa