Thế giới

Căng thẳng thương mại làm chậm đà tăng trưởng của châu Á

ClockThứ Tư, 25/09/2019 20:59
TTH - Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày 25/9 thông tin, căng thẳng thương mại tiếp tục leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc đã và đang làm mờ dần triển vọng tăng trưởng của châu Á, khi khu vực được dự đoán trong năm nay và năm tới sẽ tăng trưởng chậm hơn so với những gì được dự đoán trước đó.

Do căng thẳng thương mại, hoạt động sản xuất ở châu Á giảm mạnhADB: Châu Á duy trì đà tăng trưởng ổn định bất chấp căng thẳng thương mại toàn cầu

Căng thẳng thương mại làm chậm đà tăng trưởng của châu Á. Ảnh: Vietnam+

Khu vực châu Á đang phát triển, với khoảng 45 quốc gia trên khắp châu Á – Thái Bình Dương có thể sẽ chỉ chứng kiến mức tăng trưởng đạt 5,4% trong năm 2019 và 5,5% vào năm 2020, thấp hơn so với mức 5,7% và 5,6% đã dự đoán hồi tháng 7 vừa qua.

Xét về tiểu vùng, Nam Á vẫn là khu vực phát triển nhanh nhất ở châu Á – Thái Bình Dương, ngay cả sau khi ADB cắt giảm triển vọng tăng trưởng của năm 2019 từ mức 6,6% xuống còn 6,2%. Đông Nam Á cũng được dự kiến sẽ kết thúc năm 2019 với mức tăng trưởng yếu hơn. Cụ thể là tăng trưởng sẽ chậm lại và dừng ở mức 4,5%, thấp hơn so với dự đoán trước đó là 4,8% và giảm khá sâu từ 5,1% của năm 2018. Tăng trưởng của khu vực này trong năm 2020 có thể sẽ tăng đến 4,7%, song vẫn thấp hơn mức 4,9% mà ADB đã đưa ra hồi tháng 7.

Theo ADB, khu vực châu Á đang phát triển sẽ phải đối mặt với mức giá cả tăng cao do chi phí thực phẩm tăng. Dự báo lạm phát của khu vực trong năm 2019 và 2020 tăng lên thành 2,7% so với mức 2,6% đã đưa ra trước đó.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ Reuters)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á và chìa khóa trí tuệ để hướng đến thịnh vượng cho toàn khu vực

Vào mùa xuân hàng năm, hội nghị thường niên của Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) được tổ chức tại tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc. Năm nay, chủ đề của diễn đàn là “châu Á và thế giới: Những thách thức chung, trách nhiệm chung”. Các chuyên gia nhận định đây là một chủ đề rất phù hợp với thời cuộc.

Châu Á và chìa khóa trí tuệ để hướng đến thịnh vượng cho toàn khu vực
Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á

Trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ vừa lần đầu tiên vượt qua Bắc Kinh của Trung Quốc để trở thành thủ đô tỷ phú của khu vực châu Á, theo danh sách người giàu toàn cầu do Viện nghiên cứu Hurun có trụ sở tại Thượng Hải (Trung Quốc) công bố.

Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á
Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I/2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015

Dữ liệu cho thấy các hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) được hỗ trợ bằng vốn cổ phần tư nhân (PE) ở châu Á dự kiến sẽ có giai đoạn đầu năm tồi tệ nhất trong gần một thập kỷ, do hoạt động giao dịch ở Trung Quốc tạm lắng và những bất ổn kinh tế, địa chính trị lan rộng hơn đã tác động đến tâm lý thị trường.

Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I 2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015
2024 sẽ là năm xoay trục cắt giảm lãi suất

Trong bối cảnh lạm phát hạ nhiệt ở hầu hết các nền kinh tế, các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ những quyết định về lãi suất, và các thị trường kỳ vọng sẽ chứng kiến một loạt đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay.

2024 sẽ là năm xoay trục cắt giảm lãi suất
Return to top