ClockThứ Sáu, 18/05/2018 06:41

Cảnh báo về bệnh tăng huyết áp

Có đến 51,6% người tăng huyết áp nhưng không biết mình đã bị tăng huyết áp, 38,9% những người đã bị tăng huyết áp nhưng chưa được điều trị.

Theo điều tra của Viện Tim mạch Việt Nam (Bệnh viện Bạch Mai), trong năm 2009 tại 8 tỉnh và thành phố, tỷ lệ tăng huyết áp ở người từ 25 tuổi trở lên là 25,1% (tức là cứ 4 người trưởng thành thì có một người bị tăng huyết áp). Theo một số nghiên cứu gần đây, tỷ lệ này đang có khuynh hướng tăng lên một cách khá rõ.

Người dân đo huyết áp miễn phí tại Viện Tim mạch (Bệnh viện Bạch Mai).

Cũng theo Viện Tim mạch, có đến 51,6% người tăng huyết áp nhưng không biết mình đã bị tăng huyết áp; có 38,9% những người đã bị tăng huyết áp nhưng chưa được điều trị và có đến 63,7% những người tăng huyết áp được điều trị nhưng không đạt được huyết áp mục tiêu (< 140/90 mmHg).

Một người bị tăng huyết áp mà không tuân thủ phác đồ điều trị của các bác sỹ và cơ sở y tế thì sẽ gây ra một số biến chứng như: nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực, suy tim, mù mắt, tai biến mạch máu não, suy thận, phình tách động mạch chủ, có thể dẫn đến tử vong.

Hiện nay, đa số người dân tùy tiện mua thuốc tăng huyết áp tại các hiệu thuốc mà không theo kê đơn của bác sỹ. GS-TS Nguyễn Lân Việt, Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam cho rằng, điều này hoàn toàn sai và không có lợi cho người bệnh, vì mỗi một người tăng huyết áp có cách điều trị và bị những bệnh đi kèm khác nhau.

“Có những người bị tăng huyết áp mà lại bị hen phế quản thì hoàn toàn không thể sử dụng thuốc như những người bị tăng huyết áp mà nhịp tim nhanh, suy tim, tiểu đường. Bên cạnh đó, với những người bị tăng huyết áp là nam hay nữ, già hay trẻ có các bệnh phối hợp, thì chỉ có người thầy thuốc mới có thể lựa chọn nên sử dụng loại thuốc nào, nên phối hợp loại thuốc nào”- GS, TS Nguyễn Lân Việt cho biết.  

Làm gì để phòng chống tăng huyết áp

Theo GS-TS Nguyễn Lân Việt, Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, để phòng chống được tăng huyết áp, người dân cần điều chỉnh lối sống hợp lý và chế độ ăn phù hợp. Cụ thể là không nên ăn mặn, hạn chế ăn nhiều mỡ động vật hoặc các thức ăn có chứa nhiều Cholesterol, tăng cường ăn thức ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi; Hạn chế uống rượu, bia; Không hút thuốc lá, thuốc lào; Tập thể dục đều đặn hàng ngày; Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; Tránh bị lạnh đột ngột. Đồng thời nên khám sức khỏe định kỳ, có kiểm tra số đo huyết áp và làm một số xét nghiệm cơ bản nhất (điện tâm đồ, siêu âm tim, sinh hóa máu,…).

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cảnh báo trộm mùa nắng nóng

Dù đã được cảnh báo nhiều lần về các hành vi trộm cắp tài sản mùa nắng nóng, nhưng người dân vẫn chủ quan, thiếu cẩn thận để các đối tượng xấu lợi dụng đột nhập vào nhà thực hiện hành vi phạm tội.

Cảnh báo trộm mùa nắng nóng
Cảnh báo cấp độ cháy rừng rất nguy hiểm

Trước xu thế thời tiết cực đoan, nắng nóng gay gắt, ngày 19/4, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh phát thông tin cảnh báo nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Tại vùng đồng bằng và TP. Huế dự báo cấp độ cháy rừng cấp 3 (cấp nguy hiểm), đặc biệt ở Nam Đông cấp 4 (cấp rất nguy hiểm).

Cảnh báo cấp độ cháy rừng rất nguy hiểm

TIN MỚI

Return to top