Cánh cửa cho Chân Mây
TTH - Thủ tướng Chính phủ vừa có quyết định điều chỉnh cảng Chân Mây trở thành khu bến cảng tổng hợp quốc gia, tiếp nhận tàu hàng trọng tải từ 30.000-50.000 tấn và đón tàu khách hơn 100.000 GT (dung tích tàu)... Đó là cơ sở tạo thế đột phá cho cảng Chân Mây.
Cảng đầu mối của khu vực
Cảng Chân Mây gần QL1A và nằm giữa hai đô thị lớn nhất miền Trung (TP Huế -Đà Nẵng), khu du lịch trọng điểm của quốc gia (Cảnh Dương - Lăng Cô - Hải Vân -Non Nước, Vườn Quốc gia Bạch Mã) và các khu công nghiệp lớn trong khu vực. Cảng Chân Mây cũng là cửa ngõ ra Biển Đông gần nhất và thuận lợi đối với hành lang kinh tế Đông Tây, kết nối miền Trung Việt Nam với Trung Hạ Lào, Đông Bắc Thái Lan, Myanma...
![]() |
Du khách quốc tế đến Huế qua cảng Chân Mây (Ảnh từ Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch) |
Thời gian qua, dù chỉ với một bến dài 420 m, nhưng cảng đã tiếp nhận tàu có trọng tải 30.000 tấn cập cảng xuất nhập hàng hoá và đón tàu du lịch quốc tế cỡ lớn khoảng 3.000-5.000 khách. Trong 8 tháng đầu năm 2014, đã có 163 lượt tàu hàng cập cảng, với sản lượng gần 1.200.000 tấn; trong đó, có đón tàu Kutai Express, thuộc Hãng tàu Shunzan Kaiun-Imabari (Nhật Bản) có trọng tải 49.794 tấn, dài gần 200 mét vào bốc xếp 38.000 tấn hàng trong điều kiện an toàn. Cảng Chân Mây cũng đón 23 tàu du lịch cỡ lớn với hơn 34.000 lượt khách quốc tế đến tham quan Huế.
Ông Nguyễn Văn Chương, Trưởng phòng khai thác, Công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây cho rằng, sự phát triển của cảng không chỉ nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, mà điều quan trọng là góp phần tích cực vào việc thúc đẩy kinh tế-xã hội địa phương, đặc biệt với khu kinh tế Chân Mây-Lăng Cô (CM-LC) trong vùng kinh tế động lực của miền Trung.
![]() |
Bốc xếp hàng hoá tại cảng Chân Mây |
Gần đây, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn và các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình...đã chọn cảng Chân Mây xuất nhập hàng hóa thay cho cảng Đà Nẵng nhằm tiết kiệm thời gian và giảm chi phí vận tải. Hàng hóa trung chuyển đến Lào, Thái Lan qua cảng Chân Mây gần hơn đáng kể so với vào cảng Đà Nẵng. Nhiều tàu du lịch đã cập cảng Chân Mây để đưa du khách cùng lúc tham quan các di sản văn hóa tại Cố đô Huế và Quảng Nam, Đà Nẵng...Theo ông Chương, sắp đến, lượng hàng hóa qua cảng dự báo tiếp tục tăng cao hơn hiện nay, khi nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã, đang đầu tư ở KCN trên địa bàn bắt đầu tăng tốc để sản xuất hàng dệt may, chế biến lâm, khoáng sản...
Không ít khó khăn
Tháng 6/2014 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ có quyết định điều chỉnh Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; trong đó cảng Chân Mây là khu bến cảng tổng hợp quốc gia, phục vụ trực tiếp khu công nghiệp Chân Mây, hàng tiếp chuyển quá cảnh của Lào, Đông bắc Thái Lan; có bến chuyên dùng phục vụ công nghiệp đóng tàu biển; bến phục vụ tàu khách du lịch quốc tế và tiếp nhận tàu hàng trọng tải từ 30.000 - 50.000 tấn và đón tàu khách 100.000 GT và lớn hơn. |
Những cơ hội mới đặt ra không chỉ tạo thế cho cảng Chân Mây đột phá trong lĩnh vực xuất nhập hàng hóa mà còn phát triển mạnh về du lịch biển. Ông Ngô Văn Tuân, Giám đốc Sở Giao thông Vận tải cho hay, điều dễ thấy, bến cảng Chân Mây hiện đã chật chội vì chỉ có một bến cảng chuyên dụng nhưng vừa đón tàu hàng, vừa đón tàu khách du lịch biển, gây xáo trộn trong việc tập kết, bốc xếp dỡ hàng hóa tại sân bãi và cảnh quan môi trường. Trở ngại nữa là cảng Chân Mây thiếu đê chắn sóng, công trình đảm bảo an toàn cho luồng tàu ra vào cảng trong điều kiện cảng biển hở. Không có đê chắn sóng thì sự tồn tại của cảng bị đe dọa, chứ chưa nói đến phát triển bền vững.
Chính những lý do này, năng lực khai thác ở cảng Chân Mây từ khi vào hoạt động đến nay vẫn ở mức 2 triệu tấn/ năm. Trong khi đó, cùng thời điểm nhưng cảng Tiên Sa, TP Đà đến nay năng lực hàng hóa qua cảng đã tăng gấp đôi cảng Chân Mây, đạt khoảng 4 triệu tấn/ năm.
Theo ông Ngô Văn Tuân, để cảng Chân Mây hoạt động tốt, cần xây dựng thêm bến cảng số 2, hệ thống đê chắn sóng và vũng xoay trước bến cảng. Tuy nhiên, để đầu tư các hạng mục này, cần số tiền khổng lồ, khó dựa vào ngân sách nhà nước mà tỉnh cần có định hướng, chiến lược cụ thể, phân kỳ thời gian phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương trong việc hợp tác, kêu gọi các nhà đầu tư, trong ngoài nước để thực hiện.
Và cánh cửa mở...
Ông Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch cho hay, mới đây, cảng Chân Mây được Hiệp hội Du thuyền Châu Á (ACA) chọn vào 46 cảng làm điểm dừng chân cho các du thuyền ở khu vực. Hiện nay, tỉnh đã nhận được sự quan tâm của các Bộ, ngành Trung ương liên quan, các nhà đầu tư, đặc biệt hãng tàu biển Royal Caribbean (Hoa Kỳ) để xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển dịch vụ ở cảng Chân Mây đạt chuẩn quốc tế...Dự kiến từ năm 2015, hãng tàu Royal Caribbean sẽ đưa khoảng 25.000 khách đến cảng Chân Mây mỗi năm. Ngoài ra, tỉnh chỉ đạo các ban, ngành, địa phương tăng cường các hoạt động quảng bá tiềm năng vị thế, gắn sản phẩm du lịch và du lịch tàu biển ở cảng Chân Mây, tạo địa chỉ “An toàn, thân thiện, chất lượng” đối với du khách.
Theo lãnh đạo Sở Kế hoạch Đầu tư, hiện tỉnh đang phối hợp các Bộ, ngành cùng hợp tác với hãng tàu biển Royal Caribbean nạo vét luồng lạch khu vực cảng; đồng thời nâng cấp mở rộng cầu cảng hiện có, mỗi bên dài khoảng 100 mét và hướng đến tách dần 2 cầu cảng chuyên biệt, góp phần quan trọng vào việc tăng năng lực khai thác cảng biển về sản lượng hàng hoá và lượng tàu du lịch qua cảng, đáp ứng nhu cầu tăng trưởng phát triển kinh tế, du lịch của địa phương và miền Trung. Dự kiến, dự án mở rộng cầu cảng Chân Mây sẽ triển khai trong năm 2015; đồng thời đang kêu gọi các nguồn vốn trong và ngoài nước để đầu tư xây dựng đê chắn sóng tại cảng Chân Mây.
Minh Văn
- Cập nhật bảng giá Waterpoint Nam Long Long An mới nhất (16/05)
- CPI khó giữ được ở mức tăng dưới 4% trong năm 2022 (16/05)
- Thu hoạch lúa, đề phòng dông sét (16/05)
- Tạo cơ hội cho các hộ kinh doanh rong bạ (16/05)
- 5.000 vị trí việc làm tại "Ngày hội việc làm, tư vấn tuyển sinh" (15/05)
- Logistics & một góc chuyện về vận tải biển (15/05)
- Sôi động thị trường xuất khẩu lao động (15/05)
- Nông dân gặp khó (15/05)
-
Thu hoạch lúa, đề phòng dông sét
- Logistics & một góc chuyện về vận tải biển
- Nông dân gặp khó
- Áp lực giao thông trên các tuyến đường ở TP. Huế
- Nhiều lợi thế khi xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm hội nghị khoa học quốc gia, quốc tế
- Nâng tầm nhãn hiệu cho sản phẩm hàng hóa Phong Điền
- Tập trung nguồn lực thu hoạch lúa đông xuân
- Lãng phí ao hồ nuôi tôm trên cát
- Đi từng bước vững chắc trong chuyển đổi số nông nghiệp nông thôn
- Vietnam Airlines tăng tần suất, khôi phục nhiều đường bay đến Nhật Bản, Hàn Quốc
-
Lãng phí ao hồ nuôi tôm trên cát
- Vietnam Airlines tăng tần suất, khôi phục nhiều đường bay đến Nhật Bản, Hàn Quốc
- Chọn nghề khó để chinh phục thành công
- Nỗ lực giải ngân vốn đầu tư công
- Vietnam Airlines triển khai dịch vụ làm thủ tục trực tuyến tại sân bay Cần Thơ
- Nông nghiệp đang đi đúng hướng
- Nâng tầm nhãn hiệu cho sản phẩm hàng hóa Phong Điền
- Áp lực giao thông trên các tuyến đường ở TP. Huế
- Bị “cảnh cáo”, nhà thầu thi công vẫn chậm tiến độ
- Tổng thu ngân sách Nhà nước từ thuế đạt hơn 46% dự toán