ClockThứ Tư, 29/05/2019 14:15

Cánh cửa rộng mở cho trẻ khuyết tật

TTH - Một niềm vui, cũng là một cơ hội mới rất nhân văn khi dự án “Tôi lớn mạnh” do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) hỗ trợ, cung cấp dịch vụ cho trẻ em khuyết tật đang thực hiện ở Thừa Thiên Huế.

Trao 30 xe lăn cho người khuyết tậtNgày hội hy vọngGiúp người khuyết tật có vốn làm ănTrao quà cho trẻ em khuyết tật huyện Quảng ĐiềnĐoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tặng quà tết cho trẻ em khuyết tật chùa Long Thọ

BV PHCN tỉnh mới đáp ứng một phần rất nhỏ cho trẻ em khuyết tật trên địa bàn

Thiếu dịch vụ hỗ trợ

Toàn tỉnh hiện có 19.418 trường hợp, trong đó có 1.647 trường hợp trẻ dưới 15 tuổi, mắc các dạng khuyết tật khó khăn trong vận động, hạn chế nghe nhìn, rối loạn xúc giác, chậm phát triển về trí tuệ... Bác sĩ cao cấp Nguyễn Quang Hiền, Giám đốc BV Phục hồi chức năng (PHCN) tỉnh nêu thực tế, hầu như trong mọi hoàn cảnh, người khuyết tật (NKT) luôn gặp thiệt thòi, làm cho bản thân họ khó khăn trong hòa nhập cộng đồng, chất lượng cuộc sống thấp.

Một kết quả điều tra quốc gia mới đây cho thấy, 7,6% dân số từ 2 tuổi trở lên, tương đương khoảng 6,2 triệu người nằm trong diện khuyết tật. Trong số này, tỷ lệ trẻ em từ 2-7 tuổi bị khuyết tật chiếm 2,83%. Dù rằng, NKT là đối tượng được hưởng chính sách BHYT nhưng chỉ có 2,3% trong tổng số NKT tiếp cận được các dịch vụ PHCN. Cơ hội được đi học của trẻ em khuyết tật thấp hơn nhiều so với trẻ em bình thường. Ở các cấp học cao hơn thì cơ hội đi học của trẻ khuyết tật càng thấp. Ở cấp THPT có chưa đến 1/3 NTK đi học đúng tuổi.

Còn theo nhìn nhận từ các chuyên gia, khuyết tật ở trẻ em khó xác định hơn ở người lớn do trẻ em đang trong giai đoạn phát triển. Hơn nữa, do dịch vụ theo dõi phát triển sàng lọc sớm khuyết tật còn hạn chế, dẫn đến rất nhiều trẻ khuyết tật không được phát hiện, can thiệp kịp thời. Chưa kể, các dịch vụ can thiệp, PHCN cho trẻ khuyết tật hiện vẫn còn hạn chế do tình trạng thiếu hụt về nguồn nhân lực, như trị liệu viên của hoạt động trị liệu, ngôn ngữ trị liệu và vật lý trị liệu. Bên cạnh đó, sự phối hợp giữa các cán bộ PHCN và các chuyên ngành khác, như bác sĩ nhi, cán bộ tâm lý còn hạn chế...

Xây dựng chương trình can thiệp

Khắc phục những hạn chế trên, dự án “Tôi lớn mạnh” tập trung tăng cường năng lực cho cán bộ ngành PHCN, phát triển dịch vụ liên ngành; đồng thời, triển khai thí điểm mô hình “can thiệp do cha mẹ thực hiện” cùng với việc xây dựng các hướng dẫn kỹ thuật nhằm giúp trẻ khuyết tật phát triển tối đa tiềm năng của bản thân.

Mô hình “can thiệp do cha mẹ thực hiện” được xem như phương pháp quan trọng nhất trong việc PHCN cho trẻ. Bà Vũ Song Hà, Giám đốc Ban Quản lý dự án "Tôi lớn mạnh" diễn giải, cha mẹ là người hiểu, yêu thương, có thời gian ở bên trẻ và có động lực can thiệp cho trẻ nhiều nhất. Chính cha mẹ là người đóng vai trò vô cùng quan trọng trong can thiệp, PHCN cho trẻ khuyết tật. Do đó, dự án này sẽ xây dựng chương trình can thiệp có sự tham gia của cha mẹ, người chăm sóc, cả ở hình thức trực tiếp cũng như trực tuyến trên website a365.vn nhằm giúp trẻ khuyết tật trí tuệ và khuyết tật phát triển tiếp cận được các hoạt động can thiệp chức năng mà các em cần.

Ông Phạm Dũng, Trưởng Văn phòng đại diện Ủy ban Y tế Hà Lan - Việt Nam nêu thực tế, hiện năng lực PHCN liên chuyên khoa ở Việt Nam nói chung và tuyến huyện nói riêng còn rất hạn chế. Do vậy trong khuôn khổ dự án "Tôi lớn mạnh" sẽ xây dựng thí điểm mô hình cung cấp dịch vụ PHCN liên khoa cùng với các hoạt động tập huấn nhóm và hỗ trợ thực hành sau đào tạo tại tuyến huyện ở 2 tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên Huế để có thể áp dụng rộng rãi ở các địa phương khác. Ngoài ra, dự án này còn hỗ trợ xây dựng các phòng thực hành “Hoạt động sinh hoạt thường ngày” (ADL) tại ít nhất 3 BV tuyến tỉnh và hỗ trợ, cung cấp trang thiết bị cơ bản về PHCN cho 18 BV, TTYT ở 2 tỉnh.

TS. Nguyễn Nam Hùng, Giám đốc Sở Y tế nhận định, với quy mô và chiếc lược của dự án "Tôi lớn mạnh", sẽ có nhiều cán bộ y tế được đào tạo chuyên sâu về vật lý trị liệu, âm ngữ trị liệu, hoạt động trị liệu, cùng nhau làm việc thành nhóm đa ngành. Qua đó, hy vọng sẽ có nhiều trẻ em khuyết tật về trí tuệ và phát triển trên địa bàn được phát hiện, hỗ trợ can thiệp sớm để hòa nhập cộng đồng.

Dự án "Tôi lớn mạnh" triển khai tại Thừa Thiên Huế và Quảng Nam từ năm 2019 đến 2021 thông qua USAID tài trợ. Dự án sẽ tổ chức sàng lọc cho 20 nghìn trẻ em để phát hiện sớm tình trạng chậm phát triển và khuyết tật. Dự án còn cam kết sẽ có khoảng 4 nghìn bệnh nhân bao gồm 1,2 nghìn NKT sẽ được nhận dịch vụ PHCN, ít nhất  400 trẻ khuyết tật và gia đình của trẻ sẽ được hưởng lợi từ các dịch vụ can thiệp tại cơ sở y tế cũng như can thiệp tại gia đình...

Bài, ảnh: Minh Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vai trò thầy thuốc trẻ trong chuyển đổi số

Đó là một trong những nội dung thu hút nhiều thảo luận tại Hội nghị “Khoa học cố đô mở rộng về Chuyển đổi số trong y học” diễn ra chiều 28/3. Hoạt động được Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức.

Vai trò thầy thuốc trẻ trong chuyển đổi số
Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới

Với nhiều quy hoạch lớn mang tầm chiến lược ở Thừa Thiên Huế cũng như Luật Đất đai 2024 (sửa đổi) và nhiều luật mới đã, sắp ban hành, hy vọng sẽ tạo động lực cho Thừa Thiên Huế bứt phá trong tương lai gần.

Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới
Đoàn Đại biểu Quốc hội Hàn Quốc cùng các nhà đầu tư đến thăm, làm việc tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2

Ngày 25/3, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Hàn Quốc do Thượng nghị sĩ Quốc hội, thành viên Ủy ban Y tế phúc lợi, Ủy ban Phụ nữ và gia đình Quốc hội Hàn Quốc Choi Younsuk làm trưởng đoàn cùng đại diện Bộ Y tế Phúc lợi Hàn Quốc, Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại Đà Nẵng, nhà đầu tư, giám đốc điều hành các doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế Hàn Quốc đến thăm, tìm hiểu cơ chế đầu tư giai đoạn 2 tại Bệnh viện Trung ương Huế Cơ sở 2.

Đoàn Đại biểu Quốc hội Hàn Quốc cùng các nhà đầu tư đến thăm, làm việc tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2
Rộng mở cánh cửa việc làm ngoài nước

Một trong những mục tiêu, nhiệm vụ góp phần thực hiện Chương trình Giảm nghèo bền vững của tỉnh đó là đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Địa phương xác định đi làm việc ở nước ngoài là một trong những giải pháp then chốt trong công tác tạo việc làm bền vững và đã xây dựng được các cơ chế, chính sách đồng bộ để hỗ trợ người lao động.

Rộng mở cánh cửa việc làm ngoài nước

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top