Y tế - Sức khỏe Y tế - Sức khỏe
Cảnh giác bài thuốc quý mật ong và quế
TTH - Gần đây, trên một số phương tiện truyền thông đã phổ biến bài thuốc mật ong và quế được cho là bài thuốc quý, giúp chữa trị hiệu quả nhiều loại bệnh. Nhiều người chưa rõ thực hư đã vội mua cho người thân dùng, không biết rằng hai vị thuốc này cũng có những cấm kỵ.
Không phải ai cũng dùng được
Theo đông y, mật ong có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ khí, nhuận táo, hoạt trường, giải độc; có thể dùng làm thuốc bổ toàn thân và chữa các chứng tỳ vị hư nhược, táo bón, ho, đau bụng. Dùng ngoài chữa lở miệng, phỏng và một số trường hợp nhiễm trùng, nấm. Nghiên cứu hiện đại cho biết, mật ong có hàm lượng của đường fructose (khoảng 38,5%) và glucose (khoảng 31%), một số đường maltose, sucrose, nhiều vitamin, chất khoáng, nhiều hợp chất chống oxy hoá và các enzym hữu ích như chrysin, pinobanksin, catalase, pinocembrin... Quế có vị cay, ngọt, tính đại nhiệt, tác động vào hai kinh can và thận. Quế có thể sử dụng chữa các chứng chân tay lạnh, tả lỵ hoặc đau bụng do lạnh, bế kinh, tiêu hoá kém, đau khớp.
Mật ong và quế mặc dù là hai vị thuốc quý trong y học cổ truyền, dùng phối hợp có thể hỗ trợ điều trị một số bệnh, tuy nhiên chúng cũng có nhiều chống chỉ định: mật ong nhuận trường nên không dùng cho người có thai; vì có chỉ số đường cao nên không thích hợp với người bệnh tiểu đường. Quế đại nhiệt nên không dùng được cho người âm hư dương thịnh, người cao huyết áp, người đang bị viêm nhiễm cấp tính. Do đó, người bệnh cần hết sức cảnh giác khi áp dụng bài thuốc này. Không nên vì những lời phóng đại thuốc quý, thần kỳ, trị bá bệnh… mà tuỳ tiện sử dụng.
Dùng sao mới hiệu quả?
Trong kinh nghiệm điều trị đông y, đã ghi nhận một số cách dùng phối hợp mật ong và quế, giúp đem lại tác dụng tích cực cho sức khoẻ: chống mệt mỏi, lão hoá; phục hồi sự dẻo dai, linh hoạt; phòng ngừa bệnh tim mạch; chữa da nhiễm trùng; bị nấm, mụn… Nhiều báo cáo về liệu pháp tự nhiên cũng cho biết dùng mật ong và quế thường xuyên sẽ hiệu quả trong cải thiện tình trạng mất thính lực, điếc hoặc khó sinh do suy nhược. Tuy nhiên trước khi dùng, phải hiểu rõ tình trạng sức khoẻ của mình đang như thế nào. Chỉ tính riêng cao huyết áp, đã có những số liệu cho biết, tại các thành phố lớn cứ bốn người trưởng thành có một người bị và 50% trong số này không biết mình cao huyết áp. Những người này nếu dùng bài thuốc mật ong và quế, rõ ràng là không an toàn. Ngoài ra cũng phải lưu ý đến liều dùng: liều dùng trung bình của mật ong là từ 20g đến 50g/ngày; quế là từ 0,5g đến 5g/ngày.
Lưu ý, việc phối hợp bài thuốc này với các loại thuốc đang dùng cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị. Quế đã tán hoặc xay nhuyễn nên giữ trong lọ đậy kín và chỉ dùng trong vòng vài tuần để tránh giảm chất lượng. Không nên chứa mật ong trong đồ đựng bằng kim loại để tránh mật ong biến chất do tác dụng với kim loại.
Theo SGTT
- Tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 kể cả thứ bảy chủ nhật (28/01)
- Phòng, chống bệnh tật mùa đông xuân (28/01)
- Sửa trường hợp mắc bệnh được nhận BHXH một lần từ 15/2/2023 (26/01)
- Tết sẻ chia cùng bệnh nhi hiểm nghèo (23/01)
- Gần 2.500 trẻ chào đời trong ngày mùng 1 Tết Quý Mão 2023 (23/01)
- Huy động sự tham gia của y tế tư nhân trong điều trị HIV/AIDS (22/01)
- Hệ thống khám, chữa bệnh nỗ lực chuyển mình sau đại dịch COVID-19 (21/01)
- Kho máu dự trữ đủ phục vụ cấp cứu và điều trị trong dịp Tết (20/01)
-
Sửa trường hợp mắc bệnh được nhận BHXH một lần từ 15/2/2023
- Tết sẻ chia cùng bệnh nhi hiểm nghèo
- Gần 2.500 trẻ chào đời trong ngày mùng 1 Tết Quý Mão 2023
- Hệ thống khám, chữa bệnh nỗ lực chuyển mình sau đại dịch COVID-19
- Quốc hội quy định tiếp tục thực hiện một số chính sách trong phòng, chống dịch COVID-19
- Phòng tránh ngộ độc rượu ngày tết
-
Huy động sự tham gia của y tế tư nhân trong điều trị HIV/AIDS
- Gần 2.500 trẻ chào đời trong ngày mùng 1 Tết Quý Mão 2023
- Tết sẻ chia cùng bệnh nhi hiểm nghèo
- Sửa trường hợp mắc bệnh được nhận BHXH một lần từ 15/2/2023
- Phòng, chống bệnh tật mùa đông xuân
- Tổ chức tiêm vắc xin phòng COVID-19 kể cả thứ bảy chủ nhật