ClockThứ Hai, 12/11/2018 14:25

Cảnh giác trước tín dụng đen

TTH - Không biết thông tin cá nhân bị rò rỉ qua kênh nào mà liên tục, tôi nhận được lời mời ráo riết như trên từ một người lạ, tự xưng là nhân viên một cơ sở tín dụng nào đó ở tận trong Nam.

Tăng trưởng tín dụng thấp hơn cùng kỳ năm ngoái“Dính” vào tín dụng đen, giáo viên trở thành tội phạm lừa đảoDù rủi ro, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn phải vay “tín dụng đen”

Tờ rơi quảng cáo cho vay tiền trên đường Tam Thai (TP. Huế) với điều khoản dễ dàng: “Không thế chấp, thủ tục đơn giản, giải ngân trong ngày”

- Chào chị, tôi là nhân viên tín dụng. Đơn vị chúng tôi đang có gói vay ưu đãi dành cho chị. Lãi suất hấp dẫn, thủ tục đơn giản. Nếu có nhu cầu, nhờ chị nhanh chân liên hệ với chúng em…

Không biết thông tin cá nhân bị rò rỉ qua kênh nào mà liên tục, tôi nhận được lời mời ráo riết như trên từ một người lạ, tự xưng là nhân viên một cơ sở tín dụng nào đó ở tận trong Nam. Ban đầu, hạn mức cho vay là 20 triệu đồng. Sau đó, số tiền không ngừng được nâng lên: 30 triệu, 50 triệu, rồi 100 triệu đồng. Số tiền không nhỏ nhưng thủ tục mời chào vô cùng đơn giản, chỉ cần bản sao giấy phép lái xe, sổ hộ khẩu hay thậm chí là hóa đơn tiền điện…Với chiêu thức mời chào rốt ráo tận nơi, thủ tục lại đơn giản như vậy, với những người đang cần tiền, kinh tế bí bách, họ khó lòng khước từ.

Tuy nhiên, điều không phải ai cũng lường trước là cùng với những lời mời chào ngọt ngào, thủ tục vay dễ dãi, việc vay tiền “ngoài luồng” chính là cái bẫy khiến không ít người mang họa vào thân.

Như trường hợp đau lòng xảy ra vào giữa tháng 10 vừa qua ở Bình Thuận, khi một người đàn ông đang tuổi lao động bị chủ nợ đâm mù mắt vì không trả được nợ. Do túng thiếu, trước đó, người vợ vay nóng số tiền 3 triệu đồng nhưng 2 năm sau, tiền lãi lên đến 20 triệu đồng. Căn cứ trên số tiền lãi, cho thấy với kiểu vay này, họ phải trả lãi trên 35%/tháng. Nghĩa là khi vay 3 triệu đồng, họ phải trả tiền lãi trên 800.000 đồng/tháng. Đây là hình thức cho vay nặng lãi với lãi suất "cắt cổ", cao gấp hàng chục lần so với mức lãi sàn.

Trước đó, cũng trong tháng 10 vừa qua, tại Hà Tĩnh, 4 người trong một gia đình đã tìm đến cái chết bằng treo cổ . Nguyên nhân dẫn đến sự quẫn trí là do nợ nần, trong đó có nguồn vay “nóng” với tiền lãi rất cao. Với khoản vay 70 triệu đồng, người vay phải trả lãi mỗi ngày 300.000 đồng, tức với mức lãi lên đến 25%/tháng. Với số tiền vay 70 triệu đồng, mỗi tháng, họ phải trả khoản lãi lên đến trên 9 triệu đồng.

Mới đây, tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV (ngày 22/10), vấn nạn tín dụng đen, cho vay nặng lãi; sử dụng “đầu gấu” đòi nợ thuê… tràn lan, lộng hành mà cử tri bức xúc đã được các đại biểu đề cập, yêu cầu cần có giải pháp xử lý quyết liệt.

Trước đó, tại hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2018 và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của Ban Chỉ đạo chương trình quốc gia phòng, chống tội phạm của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm nhận định, tín dụng đen đang hoành hành, gây nhức nhối ở khu vực nông thôn. Đây là loại hình tội phạm phức tạp nhưng khó khăn trong việc ngăn ngừa, điều tra, xử lý bởi các vụ vay nợ tín dụng đen đều là thỏa thuận dân sự, không có hợp đồng, cơ quan chức năng chỉ phát hiện ra khi vỡ nợ, dẫn đến những hậu quả nặng nề, có người tan gia bại sản, thậm chí mất mạng.

Tại tỉnh ta, dù chưa xảy ra vụ việc nghiêm trọng liên quan đến tín dụng đen nhưng trên nhiều tuyến đường, hàng ngày vẫn dễ dàng bắt gặp nhiều pa-nô, quảng cáo, tờ rơi cho vay trả góp với thủ tục đơn giản được giăng, dán khắp nơi. Điều này phần nào cho thấy mặt nổi của hoạt động tín dụng đen mà nếu mất cảnh giác, thiếu thông tin, người dân có thể dễ dàng trở thành nạn nhân.

Để ngăn chặn, xử lý triệt để tình trạng tín dụng đen hoành hành, cơ quan chức năng cần ra quân triệt phá các băng nhóm; cần tuyên truyền, vận động để người dân cảnh giác, không nhẹ dạ mắc bẫy. Cơ quan chức năng cần ra quân thu hồi, xóa bỏ triệt để các tờ rơi, quảng cáo mời chào cho vay ngoài luồng được dán khắp nơi tại các khu dân cư, nhất là ở vùng sâu, vùng xa vì đây là kênh quảng bá công khai khiến người dân dễ dàng tiếp cận.

Đặc biệt, một vấn đề đặt ra là các đoàn thể ở cơ sở phải sát cánh cùng người nghèo, người sản xuất cần vốn, để kịp thời hỗ trợ, có những chính sách, thủ tục phù hợp để họ dễ dàng tiếp cận được các nguồn vay “sạch”, nguồn vay chính thống, có lãi suất phù hợp để sản xuất, tháo gỡ khó khăn kinh tế.

Chỉ khi người dân nhận thức được đầy đủ hệ lụy của tín dụng đen và được hỗ trợ kịp thời khi khó khăn, họ mới có thể thoát được vòng vây cám dỗ của tín dụng đen, cho vay nặng lãi.

Bài, ảnh: Nhật Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tránh bẫy tín dụng đen

Thực tế hiện nay khung pháp lý của pháp luật đã đủ để răn đe các đối tượng cho vay tín dụng đen, nhưng điều quan trọng là cần thực hiện song song công tác tuyên truyền để làm sao cho người dân hiểu về bẫy “tín dụng đen”, vì một khi đã dính vào thì khó thoát. Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần có những quy định rõ hơn về việc cho vay trong lĩnh vực dân sự; vận động những người có liên quan khi vay tiền phải thông qua công chứng để ràng buộc chặt chẽ hơn...

Tránh bẫy tín dụng đen
Cảnh giác với chiêu lừa đảo góp vốn qua mạng

Đầu năm 2024, lực lượng chức năng liên tục phát đi những thông tin cảnh báo đến mọi người dân trong tỉnh, cần nêu cao tinh thần cảnh giác với chiêu thức lừa đảo góp vốn làm ăn qua mạng của các đối tượng. Đây là chiêu thức không mới, nhưng vẫn có người “sập bẫy” với số tiền lên đến hàng tỷ đồng.

Cảnh giác với chiêu lừa đảo góp vốn qua mạng
Cảnh giác với trộm tài sản mùa mưa bão

Mùa mưa bão đã đến. Đây là thời điểm mà các đối tượng lợi dụng để trộm cắp tài sản. Lực lượng công an cảnh báo, người dân cần hết sức đề phòng, tuyệt đối không được chủ quan, lơ là.

Cảnh giác với trộm tài sản mùa mưa bão
Cảnh giác cao để không bị lợi dụng, lừa đảo

Những ngày qua, Công an tỉnh phát đi các thông tin cảnh báo đến người dân về việc, các đối tượng xấu lợi dụng không gian mạng để lừa đảo qua mã QR, đánh cắp tài khoản Facebook, qua tặng quà tri ân… Mong người dân hết sức lưu ý, nêu cao tinh thần cảnh giác để không bị “tiền mất, tật mang”.

Cảnh giác cao để không bị lợi dụng, lừa đảo
Return to top