ClockThứ Năm, 04/08/2016 12:59

Canh lửa di tích

TTH - Quần thể Di tích Cố đô Huế với 30 điểm di tích chủ yếu làm bằng gỗ, lại gắn liền với cảnh quan là những cánh rừng thông nên luôn đối mặt với rất nhiều nguy cơ hỏa hoạn. Bởi vậy, việc phòng cháy chữa cháy (PCCC) tại các điểm di tích luôn được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đặc biệt quan tâm.

Nhiều nỗ lực

Theo thống kê của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, 20 năm qua đã xảy ra 7 vụ cháy quanh khu vực Quần thể Di tích Cố đô Huế. Hầu hết các vụ cháy chỉ xảy ra ở những cánh rừng nằm trong di tích và khu vực tiếp giáp, được chữa cháy kịp thời, chưa kịp lan đến các kiến trúc. Cháy là nỗi lo thường trực của đội ngũ bảo vệ di tích nên đòi hỏi lực lượng PCCC ở đây phải thường xuyên đề phòng.

Lực lượng bảo vệ Trung tâm bảo tồn di tích Cố Đô Huế phối hợp với Cảnh sát PCCC diễn tập phương án chữa cháy

Để làm tốt công tác PCCC, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế thường xuyên phối hợp với Cảnh sát PCCC tỉnh tổ chức diễn tập các tình huống giả định nhằm huấn luyện kỹ năng chữa cháy, cứu người, cứu tài sản khi cháy xảy ra.

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế và Cảnh sát PCCC tỉnh cũng đã tổ chức ký kết Quy chế phối hợp trong công tác đảm bảo an toàn PCCC và cứu nạn, cứu hộ trên địa bàn Quần thể di tích. Theo đó, hai bên tập trung tuyên truyền, giáo dục pháp luật về PCCC tại các điểm di tích; định kỳ hàng năm trao đổi thông tin về tình hình cháy, nổ diễn ra trên địa bàn; những thay đổi về đầu tư xây dựng cơ bản liên quan đến trùng tu, tôn tạo, phục hồi và phát huy giá trị văn hóa Huế. Ngoài ra, phối hợp trong công tác kiểm tra đảm bảo an toàn PCCC; phối hợp trong công tác đào tạo, huấn luyện nhân lực, tổ chức thực tập, diễn tập phương án PCCC và cứu nạn, cứu hộ; phối hợp trong công tác xử lý, giải quyết các tình huống, các vụ việc cháy, nổ và sự cố, tai nạn xảy ra.

Sớm khắc phục những thiếu sót

Mới đây, Cảnh sát PCCC tỉnh đã tổ chức kiểm tra công tác PCCC tại khu vực Đại Nội - nơi có nhiều công trình kiến trúc cổ, nhiều tài sản, cổ vật quý giá của dân tộc là vật liệu dễ cháy. Qua đó, phát hiện những thiếu sót, bất cập có nguy cơ dẫn đến cháy, nổ cao. Thượng tá Lê Xuân Hoàng, Phó Trưởng phòng Hướng dẫn chỉ đạo về phòng cháy - Cảnh sát PCCC tỉnh cho biết, qua kiểm tra, đoàn phát hiện một số tồn tại cần sớm khắc phục như: một số hạng mục đang trùng tu, cải tạo nhưng chưa trình hồ sơ thẩm duyệt thiết kế lên cơ quan PCCC; một số hạng mục đã hoàn thành lắp đặt các trang thiết bị PCCC nhưng tại thời điểm kiểm tra các thiết bị chữa cháy không hoạt động; một số trang thiết bị PCCC trang bị quá lâu, quá cũ và trong quá trình sử dụng việc bảo dưỡng không đảm bảo nên chất lượng chữa cháy thấp; hệ thống đèn chiếu sáng lắp đặt chưa đủ, hệ thống báo cháy tự động không hoạt động được...

Ông Nguyễn Thành Nam, Trưởng phòng Quản lý bảo vệ - Phó ban chỉ huy PCCC Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế nhìn nhận, hằng năm, cảnh sát PCCC đều tổ chức kiểm tra định kỳ tại các di tích cùng với tổ chức diễn tập PCCC cho toàn thể đội ngũ; đồng thời, mỗi năm đầu tư hàng trăm triệu đồng mua sắm thiết bị chữa cháy tại các di tích. Tuy nhiên, do nhiều di tích trong giai đoạn trùng tu, hệ thống PCCC trang bị chưa đồng bộ nên ít nhiều ảnh hưởng đến công tác PCCC. “Thời gian tới, chúng tôi sẽ tham mưu cho Ban Giám đốc quan tâm hơn nữa công tác PCCC, thường xuyên phối hợp diễn tập chữa cháy, tăng cường kiểm tra xử lý đối với các cơ sở vi phạm an toàn PCCC trong Quần thể Di tích Cố đô Huế. Mặt khác, chú trọng đầu tư trang thiết bị PCCC hiện đại và tăng cường quân số lực lượng chữa cháy cơ sở để chủ động phòng ngừa cháy, nổ xảy ra”- ông Nguyễn Thành Nam khẳng định.

Một trong những nguy cơ thường trực gây cháy xuất phát từ việc hút thuốc của du khách tham quan di tích. Ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, đơn vị đã ban hành quy định cấm hút thuốc tại tất cả các điểm di tích, song vẫn còn tình trạng khách hút thuốc bừa bãi mà không phải lúc nào bảo vệ cũng phát hiện để kịp nhắc nhở.

Thái Bình - Ngô Phương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trùng tu di tích đình làng

Là địa phương có khá nhiều đình làng và di tích văn hóa lịch sử, thời gian qua TP. Huế ưu tiên nguồn lực bố trí vốn đầu tư nâng cấp, trùng tu các công trình đình làng nhằm góp phần bảo tồn và phục hồi, hướng đến tổ chức các hoạt động văn hóa, du lịch tại các di tích.

Trùng tu di tích đình làng
Dạy học nội khóa tại di tích lịch sử

Thực hiện Nghị quyết số 29 – NQ/TW “Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo”, phát triển phẩm chất, năng lực của người học, Trường THPT Hai Bà Trưng đã xây dựng mô hình “Trường học gắn với cuộc sống”, với việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, tham quan trải nghiệm và dạy học nội khóa tại thực địa.

Dạy học nội khóa tại di tích lịch sử
Lập hồ sơ di tích đặc biệt làng cổ Phước Tích

Làng cổ Phước Tích được bao bọc bởi con sông Ô Lâu, thuộc xã Phong Hòa (huyện Phong Điền), cách TP. Huế 40km về phía bắc. Làng được thành lập từ năm 1470, dưới thời Lê Thánh Tông. Cùng với khung cảnh thơ mộng, kiến trúc những ngôi nhà rường – vườn có giá trị, các thiết chế văn hóa đặc sắc… Ngôi làng này được công nhận di tích Quốc gia vào năm 2009 giờ đang được các cơ quan chức năng tiến hành các bước lập hồ sơ đề nghị công nhận di tích Quốc gia đặc biệt.

Lập hồ sơ di tích đặc biệt làng cổ Phước Tích
Return to top