“Cảnh và người xứ Huế hớp hồn tôi…”
TTH - Nhắc đến họa sĩ Phan Ngọc Minh, người ta nghĩ ngay về một con người bị “Chàm ám”. Với những bức tranh về Chăm pa đầy huyền bí, thế giới nghệ thuật của anh mang đậm nỗi hoài cổ đơn độc nhưng cũng đẹp lấp lánh và đầy nhân văn.
Hoạ sĩ Phan Ngọc Minh sinh năm 1954, tại Gò Nổi (Điện Bàn, Quảng Nam). Đam mê vẽ từ những năm 80, tốt nghiệp Mỹ thuật Gia Định, khoa Sơn dầu năm 1991, nhưng mãi đến 1996 anh mới bắt đầu chọn mảng đề tài văn hoá Chăm tại các di tích Chăm còn sót lại như thánh địa Mỹ Sơn, Bảo tàng Chăm Đà Nẵng, các cụm tháp Chàm ở Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Ninh Thuận, Hương Mỹ, Đồng Dương... để đưa vào các tác phẩm của mình. Anh cho biết: “Vẽ Chăm khó vì đòi hỏi phải nghiên cứu gốc gác, tư liệu, lịch sử mới ngộ ra được cái hồn Chăm để đưa nó vào tác phẩm. Có tư liệu, tài liệu cụ thể, khi vẽ tôi cảm thấy tự tin hơn...”.

Tác phẩm "Phụ nữ Chămpa"
Năm 1998, triển lãm bút sắt đầu tiên về Chăm pa tại Mỹ Sơn của anh được bạn bè trong và ngoài nước đánh giá cao. Năm 2000, anh được mời đi Pháp triển lãm các tác phẩm vẽ về Chăm. Đây là quãng thời gian quý báu vì khi đi các bảo tàng trưng bày tượng Chăm ở Labit, Toulouse, rồi Guimet, Paris để ký hoạ bộ tượng Chăm, anh gặp những pho tượng Chăm Trà Kiệu độc bản mà Việt Nam không còn.

Tác phẩm "Paris, em và tôi"
Trong kho tranh ký hoạ bút sắt của anh còn có rất nhiều tác phẩm chân dung những người bình dị. Thưởng thức tranh của Phan Ngọc Minh ở đề tài này, người xem như mở rộng tấm lòng, đón nhận những giá trị nhân bản chân thực mà họa sĩ chuyển tải. Các tác phẩm: Ông già bán chí mà phủ, Bà già bán quạt, Người đạp xích lô hay Nghệ sĩ đánh trống dạo trong métro Paris… thể hiện trọn vẹn cái nhìn đầy tình nghĩa của họa sĩ đối với những thân phận anh chứng kiến. Trong cách thể hiện của anh, cái nhìn xa xăm, đầy trắc ẩn của từng nhân vật còn có khả năng thúc giục người xem phải trăn trở, bởi lẽ họ là biểu tượng của cả một dòng đời đang lặng lẽ quá vãng, họ là hiện thân của những mảnh vỡ thời gian mà họa sĩ Phan Ngọc Minh đang nỗ lực ghi lại. Trong bề sâu nội tâm của loạt tranh ký họa này, Phan Ngọc Minh dường như đang nhìn vào một quá khứ xa xăm với mong ước níu giữ được thời gian.

Tác phẩm "Ký ức đỏ"
Được biết, trong chuyến đi 1995, anh từng vẽ chân dung một số văn nghệ sĩ: nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường, nhà thơ Thái Ngọc San, nhà Huế học Nguyễn Đắc Xuân, nhà văn - dịch giả Bửu Ý... Chuyến đi sau này, anh lại được gặp gỡ và vẽ chân dung một số văn nghệ sĩ Huế: nghệ nhân hát bội La Cháu (99 tuổi), nhà nghiên cứu Phan Thuận An, nhà văn Trần Thùy Mai, nhà thơ Phạm Tấn Hầu, nghệ nhân tranh dân gian làng Sình Kỳ Hữu Phước... Ngoài ra, anh còn vẽ được những bức tranh phong cảnh từ phố cổ Bao Vinh, cầu ngói Thanh Toàn, đình Dương Nổ, phủ Tuy Lý Vương, Phật La Hán, thuyền trên sông Gia Hội...
- Chuyện xôi chè (28/02)
- Bi kịch từ đâu (28/02)
- Gặp tác giả hồi ký “Gánh gánh… gồng gồng…” (28/02)
- Mới lạ từ đài phun nước nghệ thuật (27/02)
- Tiếng đàn bên bờ sông Hương (27/02)
- Lá cờ tại Bảo tàng Tây Ban Nha và cái chết anh dũng của Nguyễn Duy (24/02)
- Hướng đến một kỳ Festival Nghề truyền thống mới lạ và độc đáo (23/02)
- Trở về với Huế (22/02)
-
Thắt chặt vòng ngoài, khóa kỹ vòng trong, kiểm soát vòng giữa
- Du xuân, chụp ảnh tết ở vùng cao A Lưới
- Nhân văn lễ tiến xuân
- Một thời con trâu
- Cuối năm đóng cửa rừng, ra Tết hai làng An Cư mở hội
- Bài thơ con trâu của vua Thiệu Trị
- Trâu trong hội họa: Biểu trưng cho sự bình yên, no đủ
- Sương tháng chạp
- Cầu ngói Thanh Toàn lưu thông trở lại
- Trải nghiệm tết xưa qua “Hương xưa bánh Tết”
-
Trở về với Huế
- Lá cờ tại Bảo tàng Tây Ban Nha và cái chết anh dũng của Nguyễn Duy
- Một Huế bình yên…
- Hướng đến một kỳ Festival Nghề truyền thống mới lạ và độc đáo
- Tiếng đàn bên bờ sông Hương
- Phố xanh
- Đừng vội nặng lời với “check - in”
- Gặp tác giả hồi ký “Gánh gánh… gồng gồng…”
- Bi kịch từ đâu
- Mới lạ từ đài phun nước nghệ thuật