Y tế - Sức khỏe Y tế - Sức khỏe
Cao huyết áp do ăn mặn
TTH - Lượng muối trung bình mỗi người Việt Nam tiêu thụ từ 18 - 22g mỗi ngày, cao gấp 3 - 4 lần so với quy định, cộng với nước chấm và các thức ăn công nghiệp là một trong những nguyên nhân chính khiến bệnh cao huyết áp (CHA) gia tăng nhanh chóng. Dự kiến đến năm 2025 sẽ có khoảng 10 triệu người bị CHA.
Theo TS Viên Văn Đoàn, Khoa khám bệnh, Bệnh viện Bạch Mai, tỷ lệ người bị CHA tại Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng. Nếu như năm 1960, tỷ lệ người bị bệnh CHA ở người lớn phía Bắc Việt Nam chỉ là 1% thì hiện nay ở vùng thành thị là 22,7%, nông thôn 12,3%, ước tính đến năm 2025 sẽ có khoảng 10 triệu người bị CHA. Ngoài các yếu tố như: tuổi cao, hút thuốc lá, uống nhiều rượu/bia, ít hoạt động thể lực, béo phì, stress... thì ăn mặn là nguyên nhân quan trọng gây bệnh.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, chỉ cần ăn giới hạn muối trong khoảng 1,5g/ngày sẽ làm giảm đáng kể huyết áp ở cả 2 nhóm người, nhóm ăn theo chế độ thông thường cũng như nhóm ăn theo chế độ kiểm soát huyết áp. Càng ăn ít muối, huyết áp càng thấp. Trong khi đó, một khảo sát gần đây cho thấy, người Việt chúng ta đang có khuynh hướng ăn khá nhiều muối. Lượng muối trung bình mỗi người tiêu thụ từ 18 - 22g mỗi ngày, trong khi lượng khuyến cáo không quá 5g.
TS Đoàn cho biết thêm, vì muối làm tăng tính thấm của màng tế bào đối với natri, ion natri sẽ chuyển nhiều vào tế bào cơ trơn của thành mạch máu, gây tăng nước trong tế bào, tăng trương lực của thành mạch, gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi, dẫn đến CHA.
Việc ăn nhiều muối cộng thêm các yếu tố stress trong cuộc sống sẽ làm tăng hoạt động của hệ thần kinh giao cảm, tăng hoạt động của hệ renin - angiotensin, dẫn đến tăng tái hấp thu natri ở ống thận. Ion natri vào nhiều trong tế bào của cơ trơn gây co mạch, tăng sức cản ngoại vi và CHA.
![]() |
Những người từ 45 tuổi trở lên cũng nên ăn hạn chế muối. |
Theo các chuyên gia, nhu cầu muối ăn trung bình của một người khoảng 15g/ngày, trong đó có tới 10g sẵn có trong thực phẩm tự nhiên, vì vậy, đối với người bình thường không bị CHA, không bị thừa cân, không mắc các bệnh phải kiêng mặn cũng chỉ nên ăn 5g muối một ngày.
Những người từ 45 tuổi trở lên cũng nên ăn hạn chế muối. Ngay cả đối với trẻ em từ khi bắt đầu ăn bổ sung cũng nên tập thói quen ăn nhạt, khi nấu bột có thể không cần cho thêm muối, nhất là trong những trường hợp trộn thêm sữa bột, pho mát vào bột, cháo, vì bản thân muối trong thức ăn cũng đã đủ cho nhu cầu của trẻ.
Với người lớn, nên bỏ thói quen dùng thêm bát nước mắm trong bữa ăn, kể cả chấm rau luộc. Những người bệnh suy thận, suy tim phải thực hiện chế độ ăn nhạt tùy theo từng giai đoạn của bệnh.
Mối liên quan giữa muối và cao huyết áp:
- Dưới 1,6g muối/ngày/người: Rất ít gặp huyết áp cao.
- Từ 1,6 - 8g muối/ngày/người: Số người cao huyết áp tăng lên tới 15%.
- Trên 8g muối/ngày/người: Số người cao huyết áp tăng lên tới 30%.
Cách giảm muối:
- Nên dùng thực phẩm tươi, hạn chế thực phẩm chế biến, đóng hộp.
- Không cho thêm muối khi ăn.
- Không cho nhiều muối khi nấu thực phẩm. Khi ăn thấy nhạt thì dùng thêm.
- Cho muối khi thức ăn đã gần chín sẽ có cảm giác mặn hơn.
- Rửa các loại thực phẩm ướp muối nhiều lần với nước lã để loại bớt muối.
- Không để lọ muối trên bàn ăn.
- Không cho muối vào rau luộc vì muối hút nước từ rau ra, rau sẽ cứng.
Theo KHĐS online
- Bổ sung kiến thức dân số - kế hoạch hoá gia đình cho công nhân lao động (28/06)
- Người từng mắc COVID-19 vẫn có khả năng tái nhiễm và biến chứng (28/06)
- Chưa chuyển bệnh Covid-19 sang bệnh nhóm B (28/06)
- Phòng, chống sốt xuất huyết: Phát quang bụi rậm và chú ý nguồn nước sạch (27/06)
- Thứ trưởng Y tế: Hạn chế thấp nhất nguy cơ tử vong do sốt xuất huyết (27/06)
- Cả nước ghi nhận 77.000 ca sốt xuất huyết, 30 trường hợp tử vong (27/06)
- Xây dựng một Festival Huế không khói thuốc (26/06)
- Không lơ là với biến thể COVID-19! (26/06)
-
Phòng, chống sốt xuất huyết: Phát quang bụi rậm và chú ý nguồn nước sạch
- Thứ trưởng Y tế: Hạn chế thấp nhất nguy cơ tử vong do sốt xuất huyết
- Xây dựng một Festival Huế không khói thuốc
- Không lơ là với biến thể COVID-19!
- Chú ý dịch bệnh tay chân miệng
- Khuyến cáo phòng, chống sốt xuất huyết
- Tuyên truyền để người dân đồng thuận tiêm mũi 4 vắc-xin phòng COVID-19
- Bộ Y tế: Không bỏ thanh toán BHYT với máy đặt, máy mượn đang thực hiện tại các cơ sở khám chữa bệnh
- Chủ tịch UBND tỉnh tặng bằng khen êkíp ca ghép tim xuyên Việt
- Hơn 1,8 triệu trẻ đã được tiêm vaccine phòng COVID-19
-
Điều dưỡng chăm sóc người bệnh thời công nghệ 4.0
- Mua kit test Việt Á: Nơi giá 500 nghìn, chỗ đắt nhất hơn 1 triệu/bộ
- 6 dấu hiệu người mắc bệnh sốt xuất huyết cần đến cơ sở y tế điều trị
- Đảm bảo cấp cứu y tế và phòng dịch COVID-19 trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông
- Hướng dẫn mới nhất của Bộ Y tế về liều tiêm, đối tượng tiêm vaccine COVID-19
- Xây dựng một Festival Huế không khói thuốc
- Chú ý dịch bệnh tay chân miệng
- Không lơ là với biến thể COVID-19!
- Cả nước ghi nhận 77.000 ca sốt xuất huyết, 30 trường hợp tử vong
- Phòng, chống sốt xuất huyết: Phát quang bụi rậm và chú ý nguồn nước sạch