ClockThứ Bảy, 30/05/2020 08:18

Cấp bách ngăn ngừa cây xanh đường phố gãy đổ

TTH.VN - Nỗi lo cây xanh đường phố gãy đổ là chuyện không mới. Sau sự vụ một cây phượng ở TP. Hồ Chí Minh bật gốc làm chết 1 người, nhiều người bị thương thì sáng qua (29/5), tại tuyến đường Nguyễn Huy Tự, TP. Huế (ranh giới Bệnh viện Trung ương Huế và UBND tỉnh) một cây phượng cổ thụ đã bị bật gốc.

Trồng 2.000 cây xanh ở bờ biển Hải DươngNgắm con đường đi bộ thơ mộng bờ Bắc sông HươngHuế sẽ chuẩn xanhĐi dưới những tán rừng trong thành phốTrồng 2.000 cây xanh ở bờ biển Hải DươngNgắm con đường đi bộ thơ mộng bờ Bắc sông HươngTạo thêm nhiều không gian xanh cho đô thị HuếHuế sẽ chuẩn xanhĐi dưới những tán rừng trong thành phốTrao hơn 5.000 cây vả giống tại Phú Lộc nhằm phát triển nguồn nguyên liệu

Nhân viên Trung tâm Công viên cây xanh xử lý cây phượng vĩ bật gốc sáng 29/5

Cây bật gốc bất thường

Được biết, vào thời điểm cây phượng vĩ nói trên bật gốc (rạng sáng 29/5), trời có mưa và gió nhẹ. Rất may phần tán của cây đổ vào hàng rào của trụ sở UBND tỉnh nên không có ai bị thương mà chỉ làm hư hỏng phần tường rào sân quần vợt UBND tỉnh.

Trước đó, chiều 19/5, tại cửa Ngăn, do mưa lớn nên một cây bồ đề cổ thụ cũng đã bị bật gốc chắn ngang đường. Rất may không có thiệt hại về người. Các vụ việc này một lần nữa nhắc nhở người dân, nhà quản lý về tình trạng cây gãy đổ, nhất là thời tiết dông lốc và chuẩn bị bước vào mùa mưa bão.   

Ông Đặng Ngọc Quý, Phó Giám đốc Trung tâm Công viên cây xanh Huế cho hay, cây phượng vĩ bật gốc có bán kính gốc 60cm, chiều cao gần 10m, có tuổi đời hàng chục năm. Nguyên nhân cây gãy đổ là do mục rỗng ở phần gốc nên chỉ cần một cơn gió cũng sẽ dẫn đến gãy đổ. Sau khi xảy ra vụ việc, Trung tâm Công viên cây xanh Huế đã cho người tới hiện trường dọn dẹp.

Chủ động phòng cây ngã đổ trong trường học

Trước sự cố học sinh bị cây đè trong trường học đã xảy ra ở TP. Hồ Chí Minh, Sở Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường, trung tâm thuộc sở, các phòng GD-ĐT yêu cầu các cơ sở giáo dục chủ động phòng, chống cây xanh ngã đổ trong trường học.Theo đó, các trường, cơ sở giáo dục đã liên hệ với Trung tâm Công viên Cây xanh để tiến hành kiểm tra, cắt tỉa, xử lý cây nguy hiểm có thể ngã đổ, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh, giáo viên.

Trường tiểu học Thuận Thành (TP. Huế) có diện tích gần 5.000m2 trồng khoảng 50 cây xanh, trong đó, có 15 cây cổ thụ. Theo cô Lê Thị Mai Lan, Hiệu trưởng Trường tiểu học Thuận Thành, việc trồng nhiều cây xanh nhằm lấy bóng mát cho học sinh nhưng quan trọng hơn là phải đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên. “Hằng năm nhà trường đều ký hợp đồng với một công ty có chuyên môn về cây xanh để được tư vấn cách chăm sóc cũng như xử lý những cây đã mục ruỗng với kinh phí khoảng 9 triệu đồng, trích từ nguồn ngân sách chi thường xuyên của nhà trường”, cô Lan cho biết thêm.

Tại Trường THPT chuyên Quốc Học, nơi có gần 100 cây xanh thân to, trong đó, có gần 30 cây cổ thụ. “Mặc dù nhiều cây xanh trong trường hiện đang rất xanh tốt nhưng không biết bên trong thân cây có thực sự “khỏe khoắn” hay không. Thế nên, trường đã liên hệ với đơn vị chuyên môn để chăm sóc, bảo dưỡng cây. Ông Nguyễn Phú Thọ, Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Quốc Học cho biết.

Theo ghi nhận tại các trường học trên địa bàn có nhiều cây xanh có kích thước lớn, lâu năm đều phòng, chống cây xanh ngã đổ được triển khai hằng năm. Từ trước đến nay, việc trồng và chăm sóc cây xanh trong khuôn viên nhà trường là do các trường tự đảm nhiệm. “Những cành khô bị gãy và rơi từ cao xuống trúng học sinh, vết gãy sắc nhọn cũng có khả năng gây thương tích cho các em. Vì an toàn của học sinh, hầu hết trường đều chủ động trong việc chăm sóc cũng như liên hệ với các đơn vị để rà soát, xử lý những cây có nguy cơ”, cô giáo Hồ Thị Phi Phương, Hiệu trưởng Trường tiểu học Phước Vĩnh cho hay.

Hằng năm, các trường đều có phương án chủ động phòng, chống cây xanh bật gốc, ngã đổ, nhất là vào mùa mưa bão; tiến hành di dời hoặc đốn hạ những cây gần tường rào nhà dân, bỏ bớt các cây có dấu hiệu mối ăn, sâu đục thân, lựa cây để tỉa cành. Theo quy định, đốn cây trên 10m phải xin ý kiến của các cơ quan có chức năng về quản lý cây xanh. Bởi lẽ, hiệu trưởng các trường không được quyết định đốn cây hay không, mà chỉ có thể làm văn bản gửi các cơ quan chức năng thẩm định để đảm bảo an toàn.

Gắn quản lý với cắt tỉa, chặt cây có nguy cơ

Cây bồ đề bật gốc hôm 19/5 trước cửa Ngăn

Về giải pháp trước mắt cho vấn đề cây xanh gãy đổ, ông Đặng Ngọc Quý cho biết, đơn vị sẽ tăng cường kiểm tra kiểm soát hệ thống cây xanh, phát hiện nhanh và sớm nhất những cây bị sâu bệnh để xử lý. Khẩn trương rà soát, kiểm tra tình trạng sinh trưởng, phát triển của toàn bộ các cây xanh đang được phân cấp quản lý và kể cả cây xanh nằm trong các khu vực công cộng khác của địa phương như: cơ quan, công sở, trường học, bệnh viện…

Song song đó, Trung tâm Công viên cây xanh tập trung kiểm tra khả năng đảm bảo an toàn của cây xanh nhằm phát hiện, xử lý kịp thời các trường hợp cây xanh có nguy cơ gây nguy hiểm. Đồng thời, kiểm tra về việc quy trình chăm sóc, duy tu định kỳ các cây xanh này, nhất là các cây trồng tại các khu vực công cộng khác.

Chiều 29/5, Chủ tịch UBND TP. Huế Hoàng Hải Minh cho biết, để chủ động phòng chống có hiệu quả với thời tiết bất lợi của mưa dông, gió lốc, đảm bảo an toàn về tài sản, tính mạng của của người dân, giảm thiệt hại do nguy cơ cây xanh gãy đổ và tăng cường công tác quản lý cây xanh đường phố, UBND TP. Huế đã có văn bản chỉ đạo cụ thể đến các cơ quan liên quan.

Theo đó, Phòng Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo các trường chủ động kiểm tra, rà soát cây xanh có khả năng ngã, đổ trong phạm vi khuôn viên trường học; kịp thời đề nghị Trung tâm Công viên cây xanh Huế kiểm tra, xử lý.

UBND các phường tổ chức kiểm tra hệ thống cây xanh trên địa bàn. Nếu phát hiện cây xanh có nguy cơ ngã, đổ thuộc cây xanh đường phố, cây xanh trong các công viên, điểm xanh, các khu vực công cộng đang được giao Trung tâm Công viên cây xanh Huế quản lý, kịp thời đề nghị Trung tâm Công viên cây xanh Huế chặt hạ, cắt mé.

Đối với cây xanh trong khuôn viên nhà dân, cây trong khuôn viên các trụ sở của các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, cây xanh tại khu quy hoạch... chưa bàn giao cho Trung tâm Công viên cây xanh Huế quản lý, UBND các phường tổ chức tuyên truyền, vận động Nhân dân, các tổ chức cắt mé để đảm bảo an toàn cho người dân và các phương tiện giao thông.

Bài, ảnh: Thái Sơn- Thu Huế

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đặc sản của Huế

Nếu nói đến đặc sản Huế chắc nhiều người nghĩ ngay đến ẩm thực, tức là nghĩ đến cái “dạ dày”. Ai tinh tế hơn thì nghĩ đến chiều sâu văn hóa, ví dụ như di sản (vật thể và phi vật thể), thậm chí là giọng nói; trang phục.

Đặc sản của Huế
Ngày xuân, thăm Vọng Cảnh

Ra Giêng, tôi chở thằng con là sinh viên lên chơi đồi Vọng Cảnh, thăm lại nơi mà thời nó còn bé xíu, tôi đã từng chở nó đến, chỉ cho nó biết cây sim nó ra làm sao, và để cu cậu tự tay hái ăn những quả sim tím sẫm, mọng căng và ngọt lịm.

Ngày xuân, thăm Vọng Cảnh

TIN MỚI

Return to top