Y tế - Sức khỏe Tin tức y tế
Cập nhật mới nhất các tỉnh, thành phố đang tiêm vaccine COVID-19 chậm
Trong tình hình mới, để cân bằng giữa một xã hội mở và bảo vệ sức khoẻ, chúng ta cần tuân thủ các biện pháp bảo vệ như rửa tay, đeo khẩu trang trong môi trường có nguy cơ cao; Trẻ cần được tiêm đầy đủ các mũi vaccine COVID-19 cơ bản, tất cả người lớn đủ điều kiện được tiêm mũi nhắc lại theo khuyến nghị.
Vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch vì vâỵ các địa phương cần đẩy nhanh tiêm chủng
Theo thống kê của Bộ Y tế đến hết ngày 18/12, tổng số mũi vaccine COVID-19 đã tiêm trên cả nước là 265.168.684.
Đối với nhóm từ 18 tuổi trở lên, tiêm mũi 3 đạt tổng số có 51.650.735 mũi tiêm (80%).
- 5 tỉnh, thành phố có tỷ lệ tiêm thấp: Quảng Nam (62,8%); Bình Định (60,4%); Phú Yên (62,2%); Đồng Nai (53,8%); Đồng Tháp (60%).
- 5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm cao: Thanh Hóa (96,8%); Bắc Giang (98,1%); Quảng Ninh (96,8%) Nghệ An (100%); Lào Cai (97,1%); Sóc Trăng (100,4%).
Về tiêm mũi 4 đến nay có tổng số 17.239.433 mũi tiêm (đạt tỷ lệ 86,8%).
Đối với nhóm từ 12 - dưới 18 tuổi, tổng số mũi 3 có 5.777.124 mũi tiêm (đạt tỷ lệ 68,4%)
- 5 tỉnh, thành phố có tỷ lệ tiêm thấp: Đà Nẵng (43,7%); Phú Yên (48,4%); Bình Thuận (44,1%); TP HCM (36,4%); Đồng Nai (43%).
- 3 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm cao: Bắc Giang (99,3%); Sóc Trăng (103,5%); Bến Tre (94,9%).
Đối với nhóm từ 5 - dưới 12 tuổi: Tổng số mũi tiêm đã thực hiện là 18.156.071 mũi tiêm, trong đó mũi 1: 10.200.038 mũi tiêm (đạt tỷ lệ 92,5%);
- 5 tỉnh có tỷ lệ tiêm thấp: Hà Nội (77,1%); Quảng Trị (78,8%); Thừa thiên Huế (83%); Đà Nẵng (68,3%); TP HCM (64,2%).
- Mũi 2: 7.956.033 mũi tiêm (đạt tỷ lệ 72,1%);
- 5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm thấp: Quảng Bình (52,4%); Đà Nẵng (35,9%); Quảng Nam (45,5%); TP HCM (39,3%); Bà Rịa- Vũng Tàu (53,2%).
Phát biểu tại lễ tổng kết chiến dịch "Hành trình an toàn" do UNICEF, WHO và Bộ Y tế phối hợp thực hiện vừa diễn ra, bà Rana Flowers, Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam cho biết: Chiến dịch "Hành trình an toàn" đã mang đến những thông tin quan trọng cho người dân ở khắp mọi miền đất nước, đặc biệt là những nhóm yếu thế hơn, giúp họ tin tưởng hơn vào sự an toàn của vaccine phòng COVID-19, với mục tiêu không ai bị bỏ lại phía sau trong những nỗ lực này.
Theo bà Rana Flowers, sự tham gia của các chuyên gia đầu ngành về y tế, nhi khoa, người nổi tiếng, người có sức ảnh hưởng trong chiến dịch đã giúp thông điệp đến được với hàng triệu người một cách hiệu quả, thuyết phục họ đi tiêm phòng và tái củng cố tầm quan trọng của việc tuân thủ các biện pháp phòng ngừa COVID-19.
Còn bà Angela Pratt, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam bảy tò: Chúng tôi tin rằng chiến dịch đã cung cấp cho người dân những thông tin quan trọng và chính xác về vacicne phòng COVID-19, giúp mọi người hiểu rõ về sự an toàn, cần thiết và hiệu quả của vaccine, đặc biệt là đối với trẻ em.
Bà cũng nhấn mạnh rằng, trong tình hình mới, để cân bằng giữa một xã hội mở và bảo vệ sức khoẻ, chúng ta cần ba điều sau: Đầu tiên, mọi người cần tuân thủ các biện pháp bảo vệ như rửa tay, đeo khẩu trang trong môi trường có nguy cơ cao; thứ hai, cha mẹ cần đảm bảo con mình được tiêm đầy đủ các mũi vaccine cơ bản; thứ ba, tất cả người lớn đủ điều kiện được tiêm mũi nhắc lại theo khuyến nghị.
Ngày 02/12/2022, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo về sự lưu hành hơn 500 biến thể phụ của Omicron, có khả năng lây truyền cao và tránh được hệ miễn dịch.
WHO cho rằng giai đoạn khẩn cấp của đại dịch hiện vẫn chưa kết thúc; các biến thể mới có khả năng vẫn xuất hiện, có thể làm dịch COVID-19 trở nên phức tạp và gia tăng trở lại; thậm chí lây lan phổ biến hơn cả Omicron, biến thể chính trên toàn cầu hiện nay. Vaccine vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch.
Theo suckhoedoisong.vn
- Không để bệnh nhân tự mua thuốc, vật tư y tế (25/03)
- Chăm sóc người cao tuổi theo phương pháp Nhật Bản (24/03)
- Lấy sỏi 8mm trong ống mật chủ cho bệnh nhi 6 tuổi (24/03)
- Đề nghị đẩy nhanh tiêm vắc xin phòng COVID-19 ở khu công nghiệp và Đại học Huế (24/03)
- Phát hiện sớm và điều trị kịp thời để chấm dứt bệnh lao (24/03)
- “Vâng! Chúng ta có thể chấm dứt bệnh lao!” (24/03)
- Như thế nào gọi là ngộ độc clostridium botulinum (23/03)
- Bộ Y tế đề nghị tăng cường phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm (23/03)
-
Đề nghị đẩy nhanh tiêm vắc xin phòng COVID-19 ở khu công nghiệp và Đại học Huế
- Phát hiện sớm và điều trị kịp thời để chấm dứt bệnh lao
- Bộ Y tế đề nghị tăng cường phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm
- Hướng đến loại trừ sốt rét tại Việt Nam vào năm 2030
- Kế hoạch triển khai thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023
- Y tế Hương Thủy cần tạo đột phá để xứng đáng hơn nữa với kỳ vọng
- Sửa đổi quy định về đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập
- Khám, tầm soát bệnh Glôcôm miễn phí cho hàng trăm người
- Bộ trưởng Bộ Y tế: Bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới
- Chủ động phòng bệnh cúm
-
Bộ Y tế yêu cầu giám sát chặt dịch bệnh nguy hiểm Marburg
- Dịch sốt xuất huyết “vào mùa”, số ca mắc mới của cả nước tăng gấp đôi
- Nhu cầu sử dụng máu nhóm hiếm tăng cao
- Khám, cấp thuốc miễn phí cho 200 người dân vùng khó khăn
- Kế hoạch triển khai thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023
- Hướng đến loại trừ sốt rét tại Việt Nam vào năm 2030
- Bộ Y tế đề nghị tăng cường phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm
- Như thế nào gọi là ngộ độc clostridium botulinum
- “Vâng! Chúng ta có thể chấm dứt bệnh lao!”
- Đề nghị đẩy nhanh tiêm vắc xin phòng COVID-19 ở khu công nghiệp và Đại học Huế