Cấp thiết bảo tồn làn điệu, bài bản cổ
TTH - Theo thời gian, những bài bản cổ của nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống Huế dần mai một. Đó như là lẽ tất yếu của quy luật thời gian nghiệt ngã, trong khi việc sưu tầm, lưu giữ chưa được tiến hành bài bản và kịp thời.
Mai một
Thời gian trôi đi, những bài bản cổ của nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống, như: ca Huế, hò Huế, lý Huế, hò bài chòi, tuồng… không còn vang vọng trong những salon phủ đệ, trên ruộng nương, chốn sân đình. Không gian và hình thức diễn xướng thay đổi, những bài bản xưa được các nghệ nhân lưu giữ nhưng không ít trong số họ đã khuất núi, mang theo vốn quý.
![]() |
Nghệ nhân Thanh Tâm - người đang lưu giữ nhiều bài bản cổ của ca Huế |
Ông Minh Khiêm, một người tâm huyết với ca Huế và dân ca trăn trở: “Ca Huế cũng như dân ca gắn liền với hình thức, không gian và điều kiện diễn xướng, ví như, không gian diễn xướng của hò giã gạo là cối gạo sân đình trong những đêm trăng thanh vắng, nhưng giờ còn đâu nữa. Cũng không còn ai sáng tác những điệu hò khoan đối đáp thách tài. Lực lượng không có, sân khấu dân gian không còn, thế nên, nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống mai một dần”.
Theo nhạc sĩ Nguyễn Đình Sáng, đã có nhiều cố gắng trong việc bảo tồn ca Huế; tuy nhiên, âm nhạc truyền thống có tính chất truyền ngón, truyền nghề, không ghi lại một cách chính xác như âm nhạc phương Tây mà mỗi người hát một kiểu. “Tính cộng đồng sáng tạo trong di sản truyền thống là đặc điểm bao trùm. Nam Ai, Nam Bình, Tứ đại, Cổ bản, Quả phụ… tất cả vẫn còn, nhưng cách hát có thể khác với thế hệ trước”, nhạc sĩ nói thêm.
Bài chòi ngày nay đã mất dần lời cổ |
Cũng theo nhạc sĩ Nguyễn Đình Sáng, bảo tồn nghệ thuật truyền thống có nhiều vấn đề đặt ra. Tuồng cung đình được đánh giá là đỉnh cao của nghệ thuật tuồng Việt Nam, nhưng đang “sống dở chết dở” trong tình thế hiện nay. Nhà hát nghệ thuật truyền thống Cung đình Huế vẫn diễn phục vụ du khách nhưng chỉ trích một vài đoạn nhỏ. Ngoài ra, cần phải phục hồi, lưu giữ các giá trị di sản, như: Hò Huế, lý Huế, kể vè, chầu văn và hát sắc bùa ở Phò Trạch. Ngoài hò mái nhì và hò giã gạo được biểu diễn trong chương trình ca Huế trên sông, trong số khoảng 50 điệu hò còn lại, nhiều điệu đã mai một.
Rõ ràng, khi thay đổi môi trường kinh tế, không gian, hình thức diễn xướng xưa không còn, cũng khó để phục hồi lại. Tuy nhiên, vẫn có thể lưu giữ những giá trị tinh thần đó bằng các cơ quan quản lý nhà nước và chuyên môn, qua các đoàn nghệ thuật truyền thống, qua công tác nghiên cứu, đào tạo, lưu giữ bằng hình ảnh, băng hình… Nếu không là mất hẳn.
NSND Nguyễn Ngọc Bình, Giám đốc Nhà hát nghệ thuật Ca kịch Huế cho rằng, lâu nay, công tác bảo tồn, lưu giữ vốn cổ đã và đang được tiến hành. Nhưng việc làm đó xuất phát từ lòng yêu mến, tâm huyết của cá nhân các nhà nghiên cứu hoặc một bộ phận nào đó mà chưa có một chủ trương, chiến lược, kế hoạch cụ thể của nhà quản lý trong việc sưu tầm, bảo tồn, lưu giữ vốn quý này. Ví như, giao nhiệm vụ cho bộ phận nào đó làm tròn phần việc cụ thể thì chưa.
Chưa có lộ trình, kế hoạch
Theo một số nhà chuyên môn, việc sưu tầm, lưu giữ hệ thống những bài bản, làn điệu cổ đã bị lãng quên một thời gian dài, cần phải làm khẩn cấp khi các nghệ nhân, người lưu giữ vốn cổ này đều đã cao niên. Nhà giáo ưu tú Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch (VHTT&DL) Cao Chí Hải trăn trở: “Đây là tài sản vô cùng quý báu, nếu không làm sớm thì không kịp, có tiền cũng không thể mua được. Chúng ta phải quan tâm đến công tác nghiên cứu, sưu tầm những bài bản, làn điệu thành một hệ thống, để lại cho con cháu”.
NSND Nguyễn Ngọc Bình cho hay, lâu nay, những người tâm huyết đã cất công sưu tầm những bài bản, làn điệu cổ của các loại hình nghệ thuật truyền thống. Khâu lưu trữ cũng nằm rải rác ở từng cá nhân, bộ phận. Nếu ngành chủ quản có chủ trương, kế hoạch tập trung lại và bổ sung thêm thì sẽ thành một hệ thống hoàn chỉnh.
Cùng quan điểm trên, nhạc sĩ Nguyễn Đình Sáng băn khoăn, vấn đề này đã được đặt ra nhiều năm nay nhưng mọi việc vẫn không tiến triển. Nếu không có chủ trương, chính sách, đề án cụ thể, câu chuyện này sẽ không đi đến hồi kết. “Để chấm dứt chuyện này, tỉnh cần có chủ trương được cụ thể hóa bằng văn bản có tính pháp lý. Sở VHTT&DL cần xây dựng một đề án cụ thể; trong đó, một bộ phận sẽ nghiên cứu, sưu tầm, tập hợp lại các làn điệu, bài bản cổ, nhờ các nghệ nhân trình diễn lại để ghi âm, ghi hình, ký âm và truyền nghề cho nghệ sĩ trẻ. Tôi nghĩ, Nhà hát nghệ thuật Ca kịch Huế, Trường trung cấp Văn hóa nghệ thuật có đủ tư cách và thực lực để lưu giữ tất cả các làn điệu, bài bản của hò, lý, vè, chầu văn, ca Huế… Hẳn nhiên, để làm được điều đó, ngành văn hóa phải có chế độ, chính sách”, nhạc sĩ Nguyễn Đình Sáng đề xuất.
Minh Hiền
- Khơi nguồn sáng tạo từ trại sáng tác “Phú Vang ngày mới” (24/05)
- Có một người thơ nấu ăn (24/05)
- Khởi động dự án "Xây dựng TP. Huế văn hóa và du lịch thông minh" (23/05)
- Nami mùa cây vàng lá (22/05)
- Tâm tịnh & lòng thành (22/05)
- Hoa vàng phố cũ (22/05)
- Xác nhận hai đoàn nghệ thuật quốc tế đầu tiên tham gia Festival Huế 2022 (21/05)
- Chuyển đổi hoạt động thư viện, khơi dậy phong trào đọc (21/05)
-
Khởi động dự án "Xây dựng TP. Huế văn hóa và du lịch thông minh"
- Hoa vàng phố cũ
- Đặc sắc không gian sản phẩm thủ công, ẩm thực vùng cao
- Mùa dâu tằm tím ngát
- Tìm thấy những bản Lục Vân Tiên viết bằng chữ Thái cổ ở Sơn La
- Vươn lên khẳng định thương hiệu, bảo tồn các giá trị di sản văn hóa Huế
- Thăm cố hương Văn hàn ty Nguyễn Đình Huy
- Ẩm thực - chất liệu tạo nên nền kinh tế
- Ngày hội “Huế - Kinh đô ẩm thực” sẽ diễn ra từ 30/4 - 1/5
- 23 thí sinh vào vòng chung kết cuộc thi “Tỏa sáng cùng âm nhạc”
-
Xác nhận hai đoàn nghệ thuật quốc tế đầu tiên tham gia Festival Huế 2022
- Công bố lịch chương trình Tuần lễ Festival Huế 2022
- Bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc và đặc trưng văn hóa đồng bào các dân tộc miền núi
- Tâm tịnh & lòng thành
- Khởi động dự án "Xây dựng TP. Huế văn hóa và du lịch thông minh"
- Ngày hội Sen Huế diễn ra từ 4 - 5/6
- Bế mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi
- Sôi động Ngày hội dân vũ “Vũ khúc tháng 5”
- Chuyển đổi hoạt động thư viện, khơi dậy phong trào đọc
- Giới thiệu văn hóa Huế trên đất Pháp
-
Khởi động dự án "Xây dựng TP. Huế văn hóa và du lịch thông minh"
- Trưng bày sản phẩm thủ công truyền thống và triển lãm tại ngày hội các dân tộc
- Đặc sắc không gian sản phẩm thủ công, ẩm thực vùng cao
- Tìm thấy những bản Lục Vân Tiên viết bằng chữ Thái cổ ở Sơn La
- Ngày hội “Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi” diễn ra trong 3 ngày